Logo

Giải SBT Vật lý 10 Bài 20: Các dạng cân bằng. Cân bằng của vật có mặt chân đế

Giải SBT Vật lý 10 Bài 20: Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có mặt chân đế chính xác trang 47, bao gồm lời giải trong sách bài tập. Hỗ trợ học sinh củng cố kiến thức và luyện giải các dạng bài tập thành thạo
5.0
1 lượt đánh giá

Mời các em học sinh tham khảo ngay nội dung hướng dẫn soạn sách bài tập môn Vật Lí lớp 10 Bài 20: Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có mặt chân đế được bày chi tiết, dễ hiểu nhất dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bài học này, từ đó chuẩn bị tốt cho tiết học sắp tới nhé.

Giải sách bài tập Vật lý lớp 10 Bài 20.1 trang 47

Một chiếc thước đồng chất, tiết diện đều, dài L. Đặt thước lên bàn, một đầu sát mép bàn (H.20.1). Sau đó đẩy nhẹ thước cho nhô dần ra khỏi bàn. Gọi x là độ dài phần thước nhô ra. Khi thước bắt đầu rơi khỏi bàn thì x bằng

A.L/8        B.L/4        C.L/2        D.3L/4

Giải Bài 20.2 SBT Vật lý lớp 10 trang 47

Một khối lập phương đồng chất được đặt trên một mặt phẳng nhám (H.20.2). Hỏi phải nghiêng mặt phẳng đến góc nghiêng cực đại là bao nhiêu để khối lập phương không bị đổ ?

A. 15o.        B. 30o.        C. 45o.        D. 60o.

Lời giải:

20.1: Chọn đáp án C

20.2: Chọn đáp án C

Giải Bài 20.3 sách bài tập Vật lý lớp 10 trang 47

Một xe tải đang chạy trên một đoạn đường nghiêng. Xe cao 4 m ; rộng 2,4 m và có trọng tâm ở cách mặt đường 2,2 m (H.20.3). Hỏi độ nghiêng tối đa của mặt đường để xe không bị lật đổ ?

Lời giải:

Xem AB là mặt chân đế (H.20.3.G).

tanαm = AG/GH = 1,2/2,2 = 0,5454

αm = 28,6o.

Giải sách bài tập Vật lý lớp 10 Bài 20.4 trang 47

Có ba viên gạch chồng lên nhau sao cho một phần của viên gạch trên nhô ra khỏi viên gạch dưới (H.20.4). Hỏi mép phải của viên gạch trên cùng có thể nhô ra khỏi mép phải của viên gạch dưới cùng một đoạn cực đại bằng bao nhiêu ? Cho biết chiều dài viên gạch bằng l.

Lời giải:

Giả sử viên gạch 2 không bị đổ thì viên gạch 3 chí được phép nhô ra khỏi viên

gạch 2 cực đại là l/2 (H.20.4G).

Dùng quy tắc hợp lực song song cùng chiều ta thấy trọng tâm G của hai viên gạch 3 và 2 ở cách mép phải của viên gạch 2 môt đoan l/4. Do đó viên gạch 2 chỉ được phép nhô ra khỏi viên gạch 1 dưới cùng một đoạn l/4.

Vậy viên gạch trên cùng chỉ được phép nhô ra khỏi mép phải của viên gạch dưới cùng một đoạn là :

l/2 + l/4 = 3l/4

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải sách bài tập Vật Lí Bài 20: Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có mặt chân đế lớp 10, chi tiết, đầy đủ nhất file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi, hỗ trợ các em ôn luyện giải đề đạt hiệu quả nhất.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com