Logo

Giải SBT Địa Lí 6 Bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

Giải SBT Địa Lí 6 Bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời hướng dẫn trả lời các câu hỏi chi tiết, ngắn gọn, đủ ý trong sách bài tập. Giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn luyện hiệu quả.
5.0
1 lượt đánh giá

Chúng tôi xin giới thiệu đến học sinh bộ tài liệu giải sách bài tập Địa Lí 6 Bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời có đáp án và lời giải hay cho các câu hỏi trong sách bài tập môn Địa lớp 6. Hỗ trợ học sinh ôn tập, nắm chắc phương pháp giải các dạng bài tập. Nội dung chi tiết học sinh xem tại đây.

Bài 1 trang 27 sách bài tập Địa Lý 6

Dựa vào hình 23 trong SGK Địa lí 6, hãy cho biết:

– Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng nào. Quỹ đạo chuyển động có hình dạng như thế nào?

– Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất có còn tự quay không. Hướng chuyển động và độ nghiêng của trục Trái Đất trong khi chuyển động.

Lời giải:

– Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông. Quỹ đạo chuyển động dạng elip.

– Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất vẫn chuyển động tự quay quanh trục. Trái Đất chuyển động quay quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông, trục Trái Đất luôn giữ nguyên độ nghiêng 66o33’ so với mặt phẳng quỹ đạo.

Bài 2 trang 28 sách bài tập Địa Lý 6

Dựa vào hình 23 trong SGK Địa lí 6, hãy cho biết:

– Ngày, tháng nào nửa cầu Bắc chúc nhiều nhất về phía Mặt Trời; vào ngày đó thời gian chiếu sáng, góc chiếu sáng và lượng nhiệt nhận được ở nửa cầu Bắc so với nửa cầu Nam như thế nào?

– Ngày, tháng nào nửa cầu Nam ngả nhiều nhất về phía Mặt Trời; vào ngày đó ở nửa cầu Nam có thời gian chiếu sáng, góc chiếu sáng và lượng nhiệt nhận được so với nửa cầu Bắc như thế nào?

Lời giải:

– Ngày 22/6 nửa cầu Bắc chúc nhiều nhất về phía Mặt Trời; vào ngày đó thời gian chiếu sáng, góc chiếu sáng và lượng nhiệt nhận được ở nửa cầu Bắc lớn hơn so với nửa cầu Nam.

– Ngày 22/12 nửa cầu Nam ngả nhiều nhất về phía Mặt Trời; vào ngày đó ở nửa cầu Nam có thời gian chiếu sáng, góc chiếu sáng và lượng nhiệt nhận được lớn hơn so với nửa cầu Bắc.

Bài 3 trang 28 sách bài tập Địa Lý 6

Hãy đánh dấu x vào ô trống thể hiện ý em cho là đúng.

Sở dĩ Trái Đất lúc chúc nửa cầu Bắc về phía Mặt Trời, lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời là do trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất

a) luôn giữ độ nghiêng cố định nhưng hướng nghiêng thay đổi.

 

b) luôn giữ hướng nghiêng cố định nhưng độ nghiêng thay đổi.

 

c) luôn giữ độ nghiêng và hướng nghiêng cố định.

 

d) chuyển động tịnh tiến với hướng nghiêng không cố định.

 

Lời giải:

a) luôn giữ độ nghiêng cố định nhưng hướng nghiêng thay đổi.

 

b) luôn giữ hướng nghiêng cố định nhưng độ nghiêng thay đổi.

 

c) luôn giữ độ nghiêng và hướng nghiêng cố định.

X

d) chuyển động tịnh tiến với hướng nghiêng không cố định.

 

Bài 4 trang 29 sách bài tập Địa Lý 6

Đánh dấu x vào ô trống thể hiện ý em cho là sai.

Ngày 22 tháng 6 nửa cầu Bắc chúc về phía Mặt Trời nên nửa cầu này có

a) ngày dài nhất và đêm ngắn nhất trong năm

 

b) góc chiếu sáng lớn nhất trong năm.

 

c) lượng nhiệt nhận được nhiều nhất trong năm.

 

d) góc chiếu sáng như nhau ở các vĩ độ.

 

Lời giải:

a) ngày dài nhất và đêm ngắn nhất trong năm

 

b) góc chiếu sáng lớn nhất trong năm.

 

c) lượng nhiệt nhận được nhiều nhất trong năm.

 

d) góc chiếu sáng như nhau ở các vĩ độ.

X

Bài 5 trang 29 sách bài tập Địa Lý 6

Tại sao ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam luôn luôn có hai mùa trái ngược nhau?

Lời giải:

Vì khi chuyển động quanh mặt trời trục Trái Đất luôn không đổi và nghiêng góc 66o33’.

Trái Đất có dạng hình cầu và hai nửa cầu Bắc – Nam lần lượt chúc về phía Mặt Trời: nửa cầu nghiêng về phía Mặt Trời có góc chiếu lớn hơn sinh ra mùa nóng, nửa cầu không ngả về phía Mặt Trời có góc nghiêng nhỏ hơn sinh ra mùa lạnh.

Bài 6 trang 29 sách bài tập Địa Lý 6

Mùa

Tính theo dương lịch

Tính theo âm dương lịch

Mùa Xuân

Từ ngày 21 -3 (xuân phân đến ngày 22 -6 (hạ chí)

Từ ngày 4 – 5 tháng 2 dương lịch (lập xuân) đến ngày 5 – 6 tháng 5 dương lịch (lập hạ)

Mùa Hạ

Từ ngày 22 – 6 (hạ chí) đến ngày 23 – 9 (thu phân)

Từ ngày 5 – 6 tháng 5 dương lịch (lập thu) đến ngày 7 – 8 tháng 8 dương lịch (lập thu)

Mùa Thu

Từ ngày 23 – 9 (thu phân) đến ngày 22 – 12 (đông chí)

Từ ngày 7 -8 tháng 8 dương lịch (lập thu) đến ngày 7 – 8 tháng 11dương lịch (lập đông)

Mùa Đông

Từ ngày 22 – 12 (đông phân) đến ngày 21 – 3 (xuân phân)

Từ ngày 7 – 8 tháng 11 dương lịch (lập đông) đến ngày 4 – 5 tháng 2 dương lịch (lập xuân)

Quan sát bảng thống kê trên, hãy:

– Điền vào phần mở ngoặc đơn (….) của hình 8 các chữ: âm dương lịch và dương lịch.

– Điền các chữ: lập hạ, lập thu, lập đông, lập xuân; xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí vào những chỗ trống (? …) trong hình 8.

Lời giải:

Bài 7 trang 30 sách bài tập Địa Lý 6

Cho biết các câu dưới đây đúng hay sai.

a) Sở dĩ Trái Đất có lúc chúc nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời vì “trục” Trái Đất có độ nghiêng cố định, nhưng hướng nghiêng luôn thay đổi.

b) Vào hai ngày 21 tháng 3 và 23 tháng 9 mọi địa điểm trên Trái Đất đều nhận được thời gian chiếu sáng, góc chiếu sáng và lượng nhiệt như nhau.

Lời giải:

a) Sai

b) Sai

►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download giải sách bài tập Địa Lý 6 Bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời chi tiết, có file tải word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com