Logo

Giải SBT Địa Lí 9 Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp

Giải SBT Địa Lí 9 Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, hướng dẫn trả lời các câu hỏi chi tiết, ngắn gọn, đầy đủ trong sách bài tập. Giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn luyện hiệu quả.
5.0
1 lượt đánh giá

Chúng tôi xin giới thiệu đến học sinh bộ tài liệu giải sách bài tập Địa Lí 9 Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp (Đầy đủ nhất) có đáp án và lời giải hay cho các câu hỏi trong sách bài tập môn Địa lớp 9. Hỗ trợ học sinh ôn tập, nắm chắc phương pháp giải các dạng bài tập. Nội dung chi tiết học sinh xem tại đây.

Bài 1 trang 21 SBT Địa Lí 9

a) Nối ý ở cột bên trái vưới ý ở cột bên phải sao cho đúng.

1. Đất feralit

2. Đất phù sa

a) Thích hợp nhất với cây lúa nước và nhiều loại cây ngắn ngày.

b) Thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm: cà phê, cao su, hồ tiêu, cây ăn quả và một số cây ngắn ngày: sắn, ngô, đậu tương,…

b) Điền nội dung thích hợp vào ô trống, nối ý ở cột A với ý ở cột B và C sao cho hợp lí.

Lời giải:

a) Nối 1-b, 2-a.

b)

Bài 2 trang 22 SBT Địa Lí 9

Dựa vào kiến thức đã học, hoàn thành bảng sau:

Lời giải:

NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA

Thuận lợi Khó khăn

- Tài nguyên đất: đa dạng gồn 2 nhóm chủ yếu là đất feralit thích hợp trồng các cây công nghiệp lâu năm và đất phù sa thích hợp trồng cây lương thực, rau đậu và cây công nghiệp ngắn ngày.

- Tài nguyên khí hậu: khí hậu nhiệt đới gio mùa với nguồn nhiệt cao, độ ẩm lớn thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng vật nuôi. Khí hậu thay đổi từ bắc vào nam làm cho cơ cấu mùa vụ của các vùng có sự khác nhau, ở miền bắc có thể trồng các cây vụ đông.

- Tài nguyên nước phong phú, cung cấp nước cho phát triển nông nghiệp.

- Tài nguyên sinh vật phong phú, là cơ sở để thuần dưỡng, tạo nên các cây trồng, vật nuôi; nguồn lợi thủy hải sản phong phú,…

- Diện tích đất để sản xuất nông nghiệp khó mở rộng.

- Nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, gió tây, sương muối, rét đậm rét hạn,.. khí hậu thuận lợi cho sâu bệnh phát triển thành dịch.

- Phân mùa rõ rệt: mùa lũ lụt gây ngập úng gây ảnh hưởng rất lớn đến nông nghiệp; mùa kiệt nước gây thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp.

- Tài nguyên sinh vậy đang bị suy giảm: nguồn lợi thủy hải sản giảm mạnh do khai thác quá mức, ô nhiễm môi trường.

Bài 3 trang 22 SBT Địa Lí 9

Sự phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp.

Lời giải:

Sự phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp:

- Nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

- Tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản.

- Thúc đẩy xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu, có thể xâm nhập vào thị trường khó tính như EU.

- Thúc đẩy sự phát triển các vùng chuyên canh với quy mô lớn.

- Nhờ sự hỗ trợ tích cực của công nghiệp chế biến, ngành nông nghiệp nước ta trở thành ngành sản xuất hàng hoá.

Bài 4 trang 22 SBT Địa Lí 9

Điền nội dung thích hợp vào ô trống để hoàn thành sơ đồ ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp.

Lời giải:

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp:

- Tự nhiên:

+ Tài nguyên đất

+ Tài nguyên khí hậu

+ Tài nguyên nước

+ Tài nguyên sinh vật

=> tạo cơ sở, nền tảng cho phân bố nông nghiệp.

- Kinh tế - xã hội:

+ Dân cư và lao động nông thôn

+ Cơ sở vật chất- kĩ thuật.

+ Chính sách phát triển nông nghiệp

+ Thị trường trong và ngoài nước.

=> Là nhân tố quyết định tạo nên những thành tựu trong nông nghiệp.

►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download Giải SBT Địa Lý 9 Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp chi tiết, có file tải word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com