Logo

Soạn Công Nghệ lớp 10 Bài 49: Bài mở đầu (Đầy đủ nhất)

Soạn Công Nghệ lớp 10 Bài 49: Bài mở đầu (Đầy đủ nhất), hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi và giải bài tập trong sách giáo khoa (SGK) kèm theo tổng hợp lý thuyết trọng tâm.
2.3
4 lượt đánh giá

Mời các em học sinh tham khảo ngay nội dung hướng dẫn soạn Công nghệ 10 Bài 49: Bài mở đầu được bày chi tiết, dễ hiểu nhất dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bài học này, từ đó chuẩn bị tốt cho tiết học sắp tới nhé.

Giải bài tập SGK Bài 49 Công Nghệ lớp 10

Câu 1 trang 152 Công nghệ 10

Em hãy cho biết kinh doanh là gì? Có những lĩnh vực kinh doanh nào?

Lời giải:

- Kinh doanh là việc thực hiện một, một vài công đoạn nằm trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, hay việc cung ứng dịch vụ nhằm thu lợi nhuận.

- Có những lĩnh vực kinh doanh sau:

    + Sản xuất.

    + Dịch vụ.

    + Mua – bán.

    + ...

Câu 2 trang 152 Công nghệ 10

Thế nào là cơ hội kinh doanh?

Lời giải:

Cơ hội kinh doanh là điều kiện, hoàn cảnh để nhà kinh doanh thực hiện được việc thu lợi nhuận.

Ví dụ: Trận bán kết VIỆT NAM – QUATAR ở bờ hồ có những người bán là cờ giá 200000 VNĐ (đắt gấp 10 lần giá gốc) nhưng vẫn bán hết hàng, đó chính là do cơ hội kinh doanh.

Câu 3 trang 152 Công nghệ 10

Thị trường là gì và có những loại thị trường nào mà em biết?

Lời giải:

- Thị trường là nơi gặp gỡ người bán và người mua nhằm thực hiện những hoạt động mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ.

- Có những loại thị trường sau:

    + Thị trường hàng hóa: Cung cấp hàng hóa như cửa hàng tạp hóa, điện máy, phân bón.

    + Thị trường dịch vụ: Cung cấp các dịch vụ như chuyển phát nhanh, chuyển tiển,...

    + Thị trường trong nước: Phạm vi mua bán ở trong nước.

    + Thị trường ngoài nước: Phạm vi thực hiện hoạt động kinh doanh có thể là toàn cầu.

Câu 4 trang 152 Công nghệ 10

Doanh nghiệp là gì? Có những loại doanh nghiệp nào?

Lời giải:

- Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được thành lập với mục đích chính là thực hiện những hoạt động kinh doanh (chủ yếu là mua và bán, sản xuất, dịch vụ).

- Chia theo sư sở hữu doanh nghiệp thì có 3 loại:

    + Doanh nghiệp nhà nước: Được sở hữu bởi nhà nước.

    + Doanh nghiệp tư nhân: Được sở hữu bởi một cá nhân.

    + Công ti: Có nhiều chủ sở hữu.

Câu 5 trang 152 Công nghệ 10

Công ti là gì? Có những loại công ti nào?

Lời giải:

- Công ti là một doanh nghiệp có ít nhất là 2 thành viên, lợi nhuận và lỗ được chia theo phần vốn góp, tuy nhiên chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ trong phần vốn góp vào công ti.

- Theo luật doanh nghiệp có các loại công ti sau:

    + Công ty trách nhiệm hữu hạn: với số thành viên thấp nhất là 2 người và cao nhất là 50 người, không được quyền phát hành cổ phiếu.

    + Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: là doanh nghiệp do 1 tổ chức hay cá nhân làm chủ sở hữu, không được quyền phát hành cổ phiếu.

    + Công ty cổ phần: số thành viên ít nhất là 3, cao nhất không giới hạn, được quyền phát hành cổ phiếu.

    + Công ty hợp danh: có ít nhất 2 thành viên, buộc phải là cá nhân, không được quyền phát hành cổ phiếu.

    + Nhóm công ty: là một tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác. Nhóm công ty bao gồm các hình thức sau đây:

Lý thuyết Công Nghệ Bài 49 lớp 10

I - KINH DOANH

Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.

Hay: kinh doanh là việc thực hiện những công việc mà pháp luật cho phép nhằm thu lợi nhuận, chúng bao gồm: sản xuất, dịch vụ, mua bán hàng hoá (thương mại),…

   

II – CƠ HỘI KINH DOANH

Là những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để nhà kinh doanh (doanh nghiệp) thực hiện những mục tiêu kinh doanh (thu lợi nhuận)

III - THỊ TRƯỜNG

Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua, bán hàng hoá hoặc dịch vụ.

Thị trường là nơi gặp gỡ giữa những người mua và bán. Người bán có thể là người sản xuất, người cung ứng. Người mua là những người có nhu cầu tiêu dùng hàng hoá hoặc dịch vụ

Một số loại thị trường:

   - Thị trường hàng hóa: thị trường điện máy, hàng nông sản, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng,…

   - Thị trường dịch vụ: du lịch, vận tải, bưu chính viễn thông,…

   - Thị trường trong nước: thị trường địa phương, thị trường toàn quốc,…

   - Thị trường nước ngoài: thị trường khu vực, thị trường thế giới,….

IV - DOANH NGHIỆP

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Doanh nghiệp bao gồm:

   - Doanh nghiệp tư nhân.

   - Doanh nghiệp nhà nước.

   - Công ti doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu

Trên thực tế, doanh nghiệp có nhiều tên gọi khác nhau: cửa hàng, nhà máy, xí nghiệp, công ti, tập đoàn,…

IV - CÔNG TY

Công ti là loại hình doanh nghiệp có ít nhất từ 2 thành viên trở lên, cùng góp vốn, cùng chia lợi nhuận hoặc cùng chịu lỗ tương ứng phần vốn góp vào công ty của mình

Theo luật Doanh nghiệp có 2 loại công ti: công ti trách nhiệm hữu hạn và công ti cổ phần

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn

Phần vốn góp thành viên phải được đóng đủ ngay từ khi thành lập công ti. Các phần gón được ghi rõ trong điều lệ công ti. Công ti không được phép phát hành chứng khoán.

Được phép chuyển nhượng cổ phần.

Việc chuyển nhượng phần vốn góp cho người khác không phải là thành viên, phải được sự nhất trí của nhóm thành viên đại diện cho ít nhất ¾ số vốn điều lệ của công ty.

2. Công ty cổ phần

Số thành viên trong công ty trong suốt thời gian hoạt động ít nhất phải là 7 người.

Vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần; giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu; mỗi cổ đông có thể mua một hoặc nhiều cổ phiếu.

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải Công nghệ lớp 10 Bài 49: Bài mở đầu chi tiết, đầy đủ nhất, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi, hỗ trợ các em ôn luyện giải đề đạt hiệu quả nhất.

Đánh giá bài viết
2.3
4 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com