Để quá trình tiếp thu kiến thức mới trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả nhất, trước khi bắt đầu bài học mới các em cần có sự chuẩn bị nhất định qua việc tổng hợp nội dung kiến thức lý thuyết trọng tâm, sử dụng những kiến thức hiện có thử áp dụng giải các bài tập ứng dụng, trả lời câu hỏi liên quan. Dưới đây chúng tôi đã soạn sẵn Công nghệ 11 Bài 5: Hình chiếu trục đo (Ngắn gọn), giúp các em tiết kiệm thời gian. Nội dung chi tiết được chia sẻ dưới đây.
Nếu phương chiếu l song song với mặt phẳng chiếu (P') hoặc song song với một trong ba trục tọa độ thì thế nào ?
Lời giải:
Bài này đang trong quá trình biên soạn.
Nếu phương chiếu l song song với mặt phẳng chiếu (P') hoặc song song với một trong ba trục tọa độ thì thế nào ?
Lời giải:
Bài này đang trong quá trình biên soạn.
Góc trục đo và hệ số biến dạng thay đổi liên quan đến các yếu tố nào?
Lời giải:
Tùy theo vị trí phương chiếu, vị trí gắn hệ trục tọa độ trên vật cho ta góc trục đo và hệ số biến dạng khác nhau. (tức là phụ thuộc vào vị trí phương chiếu, vị trí gắn hệ trục tọa độ trên vật).
Tại sao trong hình chiếu trục đo xiên góc cân, các mặt của vật thể song song với mặt phẳng tọa độ XOZ không bị biến dạng.
Lời giải:
Vì hệ số biến dạng p = r = 1. Mà p và r lần lượt là hệ số biến dạng trên trục O’X’ và O’Z’ nên các mặt của vật thể song song với mặt phẳng tọa độ XOZ không bị biến dạng.
Trình bày cách xây dựng hình chiếu trục đo
Lời giải:
Cách xây dựng hình chiếu trục đo như sau:
- Một vật thể được gắn với hệ tọa độ vuông góc OXYZ với các trục tọa độ đặt theo ba chiều (dài, rộng, cao của vật thể).
- Chiếu vật thể cùng hệ tọa độ vuông góc lên mặt phẳng hình chiếu (P’) theo một phương chiếu l (không song song với P’, không song song với các trục tọa độ)
- Trên mặt phẳng P’ nhận được hình chiếu trục của vật thể và hệ tọa độ O’X’Y’Z’.
Thế nào là hệ số biến dạng?
Lời giải:
Hệ số biến dạng là tỉ số độ dài hình chiếu của một đoạn thẳng nằm trên trục toạ độ với độ dài thực của đoạn thẳng đó. Thông thường có 3 hệ số biến dạng chính là: Hệ số biến dạng theo trục O’X’, hệ số biến dạng O’Y’, hệ số biến dạng O’Z’.
Trong hình chiếu trục đo vuông góc đều và hình chiếu trục đo xiên góc cân, các thông số cơ bản bằng bao nhiêu?
Lời giải:
a) Hình chiếu trục đo vuông góc đều:
Là hình chiếu có phướng chiếu 1 vuông góc vói mp chiếu, có
b) Hình chiếu trục đo xiên góc cân
Hình chiếu trục đo xiên góc cân có đặc điểm gì?
Lời giải:
Là phướng chiếu 1 không vuông góc vói mp chiếu.
Trong HCTĐ xiên góc cân các mặt của vật thể đặt song song với mp toạ độ XOZ thì không bị biến dạng.
Có 2 trong 3 hệ số biên dạng theo các trục đo bằng nhau p = r = 1; q = 0,5.
I - KHÁI NIỆM
1. Thế nào là hình chiếu trục đo?
Để dễ nhận biết hình dạng vật thể, trên bản vẽ kĩ thuật thường dùng hình ba chiều như hình chiếu trục đo hoặc hình chiếu phối cảnh để bổ sung cho các hình chiếu vuông góc.
Một vật thể gắn vào hệ trục toạ độ vuông góc OXYZ với các trục toạ độ đặt theo ba chiều dài, rộng, cao của vật thể.
Chiếu vật thể cùng hệ trục toạ độ vuông góc lên mặt phắng hình chiếu P’ theo phương chiếu l (l không song song với P’ và bất cứ trục toạ độ nào). Kết quả thu được V’ trên P’ - đó chính là hình chiếu trục đo của V.
Vậy Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn ba chiều của vật thể, được xây dựng bằng phép chiếu song song.
2. Thông số cơ bản của hình chiếu trục đo
a) Góc trục đo
Trong phép chiếu trên, hình chiếu của các trục toạ độ là các trục O’X’; O’Y’ O’Z’ gọi là các trục đo. Góc giữa các trục đo gọi là góc trục đo
b) Hệ số biến dạng
Hệ số biến dạng là tỉ số độ dài hình chiếu của một đoạn thẳng nằm trên trục toạ độ với độ dài thực của đoạn thẳng đó.
Góc trục đo và hệ số biến dạng là hai thông số cơ bản của hình chiếu trục đo. Trên bản vẽ kĩ thuật thường dùng hai loại hình chiếu trục đo vuông góc đều và hình chiếu trục đo xiên góc cân.
A. Lý thuyết
II - HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO VUÔNG GÓC ĐỀU
Trong hình chiếu trục đo vuông góc đều, phương chiếu vuông góc với mặt phẳng hình chiếu và ba hệ số biến dạng bằng nhau.
1. Thông số cơ bản
a) Góc trục đo:
b) Hệ số biến dạng: p = q = r
Để thuận tiện cho việc dựng hình, thường dùng hệ số biến dạng quy ước p = q = r = l và trục O’Z’ biểu thị chiều cao được đặt thẳng đứng.
2. Hình chiếu trục đo của hình tròn
Hình chiếu trục đo vuông góc đều của một hình tròn nằm trong các mặt phẳng song song với các mặt toạ độ là một hình Elip theo các hướng khác nhau.
Nếu vẽ theo hệ số biến dạng quy ước (p=q=r=1) thì các elip đó có trục dài bằng 1,22d và trục ngắn bằng 0,71d (d là đường kính của hình tròn)
Hình chiếu trục đo vuông góc đều được ứng dụng để biểu diễn các vật thể có các lỗ tròn.
II - HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO XIÊN GÓC CÂN
Trong hình chiếu trục đo xiên góc cân, phương chiếu không vuông góc với mặt phẳng chiếu, mặt phẳng toạ độ XOZ đặt song song với mặt phẳng hình chiếu (XOZ // (P’)). Có các thông số cơ bản sau:
1. Góc trục đo:
2. Hệ số biến dạng: p = r = 1; q = 0.5
Trong hình chiếu trục đo xiên góc cân, các mặt của vật thể song song với mặt phẳng toạ độ XOZ không bị biến dạng.
Hình 5.6 là hình chiếu trục đo xiên góc cân của tấm đệm.
III - CÁCH VẼ HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO
Căn cứ vào đặc điểm hình dạng của vật thể để chọn cách vẽ thích hợp
Để thuận tiện cho việc dựng hình, thường đặt các trục toạ độ theo chiều dài, chiều rộng và chiều cao của vật thể, sau đó vẽ hình hộp ngoại tiếp theo các kích thước dài, rộng, cao của vật thể.
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải SGK Công Nghệ 11 Bài 5: Hình chiếu trục đo file PDF hoàn toàn miễn phí.