Logo

Soạn Công Nghệ lớp 6 Bài 6: Các loại vải thường dùng trong may mặc - Chân trời sáng tạo

Soạn Công Nghệ lớp 6 Bài 6: Các loại vải thường dùng trong may mặc - Chân trời sáng tạo hướng dẫn trả lời câu hỏi, bài tập vận dụng trong SGK chi tiết, đầy đủ nhất. Hỗ trợ học sinh hiểu và nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học.
2.8
2 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải sách giáo khoa Công nghệ 6 Bài 6: Các loại vải thường dùng trong may mặc - Chân trời sáng tạo được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Trả lời câu hỏi giữa bài SGK Bài 6 Công nghệ 6 (Chân trời sáng tạo)

Câu hỏi 1 trang 45 Công nghệ lớp 6:

Em hãy cho biết đặc điểm chung của các nguyên liệu sản xuất vải sợi thiên nhiên thể hiện trong Hình 6.1.

Lời giải:

Đặc điểm chung của các nguyên liệu sản xuất vải sợ thiên nhiên trong Hình 6.1 là:

- Nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật.

- Tạo ra sản phẩm có độ hút ẩm cao, mặc mát nhưng dễ bị nhàu, phơi lâu khô.

Câu hỏi 2 trang 46 Công nghệ lớp 6:

Nguyên liệu để sản xuất các loại vải sợi hóa học được minh họa trong Hình 6.2 có điểm gì khác với nguyên liệu   sản xuất vải sợi thiên nhiên?

Lời giải:

Nguyên liệu để sản xuất các loại vải sợi hóa học được minh họa trong Hình 6.2 khác với nguyên liệu  sản xuất vải sợi thiên nhiên là:

- Nguyên liệu sản xuất   vải sợi thiên nhiên từ các dạng sợi coa sẵn trong tự nhiên.

- Nguyên liệu sản xuất các loại vải sợ hóa học từ các sợ do con người tạo ra từ một số chất hóa học.

Câu hỏi 3 trang 46 Công nghệ lớp 6:

Từ Hình 6.3, em có nhận xét thế nào về thành phần nguyên liệu để sản xuất vải sợi pha?

Lời giải:

Vải sợ pha được dệt từ sợ pha. Sợi pha được tạo bởi 2 hay nhiều loại sợi pha khác nhau nên vải sợ pha thường tận dụng được ưu điểm và hạn chế được nhược điểm của các loại sợi thành phần.

Giải luyện tập Bài 6 Công nghệ lớp 6 (Chân trời sáng tạo)

Luyện tập 1 trang 47 Công nghệ lớp 6: Dựa vào tính chất của các loại sợi, em hãy nêu ưu và nhược điểm của từng loại vải sợi pha sau đây:

- Vải KT (Kate): kết hợp giữa sợi bông và sợi tổng hợp (cotton + polyester);

- Vải PEVI: kết hợp giữa sợi nhân tạo và sợi tổng hợp (viscose + polyester).

Lời giải:

 Ưu điểm và nhược điểm của từng loại vải:

Vải sợ pha

Ưu điểm 

Nhược điểm

Vải KT 

- Dễ giặt tẩy.

- Độ bền cao

 

- Dễ bị co rút

- Giặt lâu khô.

- Ít thấm mồ hôi

Vải PEVI

- Mặc vải mềm mại.

- Ít nhàu.

- Độ bền cao

- Dễ bị co rút.

- Ít thấm mồ hôi.

Luyện tập 2 trang 47 Công nghệ lớp 6: Dưới đây là thông tin thành phần sợi dệt trên một số loại quần áo. Em hãy xác định xem loại nào là vải sợi thiên nhiên, loại nào là vải sợi hóa học, loại nào là vải sợi pha.

Lời giải:

Xác định vải sợi thiên nhiên, vải sợi hóa học, vải sợi pha

- Vải sợi thiên nhiên: 100 % cotton

- Vải sợi hoá học: 100 % polyester

- Vải sợi pha:

+ 70% polyester- 30%viscose

+ 70% silk - 30% rayon

+ 50% tơ tằm- 50% viscose

Giải vận dụng Bài 6 Công nghệ 6 (Chân trời sáng tạo)

Vận dụng 1 trang 47 Công nghệ lớp 6: Em hãy đọc các nhãn dính trên quần áo của em và người thân để nhận biết thành phần sợi dệt của quần áo.

Lời giải:

 Các nhãn đính trên quần áo của em và người thân:

-100% cotton: đây là loại vải sợ thiên nhiên.

- 100% polyester: đây là loại vải sợi hóa học.

Vận dụng 2 trang 47 Công nghệ lớp 6: Với các loại quần áo không có nhãn, em hãy dựa vào độ nhàu khi vò vải để nhận biết sự có mặt của sợi thiên nhiên trong thành phần của vải.

Lời giải:

 Với loại quần áo không có nhãn, em dựa vào độ nhàu để nhận biết sự có mặt của sợ thiên nhiên trong thành phần vải như sau:

- Sau khi em giặt áo, thấy dễ bị nhàu, phơi rất lâu khô nhưng mặc thoáng mát. Như vậy đó chính là loại vải sợ thiên nhiên.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về giải bài tập SGK Công nghệ lớp 6 Bài 6: Các loại vải thường dùng trong may mặc -  sách Chân trời sáng tạo ngắn gọn, đầy đủ nhất file tải PDF hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
2.8
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com