Logo

Soạn Công Nghệ lớp 7 Bài 3: Một số tính chất của đất trồng (đầy đủ nhất)

Soạn Công Nghệ lớp 7 Bài 3: Một số tính chất của đất trồng, hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi và giải bài tập trong sách giáo khoa (SGK) kèm theo tổng hợp lý thuyết trọng tâm.
5.0
2 lượt đánh giá

Hướng dẫn giải bài tập SGK Công Nghệ 7 Bài 3: Một số tính chất của đất trồng có đáp án và lời giải chi tiết, ngắn gọn, dễ hiểu bám sát các yêu cầu nội dung trong sách giáo khoa. Nhằm giúp học sinh tiếp thu bài học và ôn luyện hiệu quả trong học tập.

Trả lời câu hỏi SGK Bài 3 Công Nghệ 7 trang 9

Em hãy điền vào vở bài tập dấu x vào cột tương ứng về khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của từng loại đất theo mẫu bảng sau:

Đất

Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng

Tốt

Trung bình

Kém

Đất cát

 

 

 

Đất thịt

 

 

 

Đất sét

 

 

 

Trả lời:

Đất

Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng

Tốt

Trung bình

Kém

Đất cát

 

 

x

Đất thịt

 

x

 

Đất sét

x

 

 

Giải bài tập SGK Bài 3 Công Nghệ lớp 7  

Câu 1 trang 10 SGK Công nghệ 7

Thế nào là đất chua, đất kiềm, đất trung tính.

Lời giải:

- Đất chua: Là đất có độ pH < 6.5.

- Đất kiềm: Là đất có độ pH > 7.5.

- Đất trung tính: Là đất có độ pH từ 6.6 đến 7.5.

Câu 2 trang 10 SGK Công nghệ 7:

Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng?

Lời giải:

Đất giữ được chất dinh dưỡng và nước do có các hạt cát, hạt limon, sét và chất mùn. Đất giữ được nước và chất dinh dưỡng tốt là đất chứa nhiều hạt có kích thước bé và nhiều mùn.

Câu 3 trang 10 SGK Công nghệ 7:

Độ phì nhiêu của đất là gì?

Lời giải:

Khả năng đất cung cấp đủ nước, oxi và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng đảm bảo năng suất cao, và không có chất có hại cho cây gọi là độ phì nhiêu của đất.

Lý thuyết Công Nghệ Bài 3 lớp 7

I. Thành phần cơ giới của đất là gì

Thành phần cơ giới của đất được tạo nên bởi: tỉ lệ % các thành phần vô cơ và hữu cơ.

Căn cứ vào tỉ lệ các loại hạt trong đất, người ta chia đất làm 3 loại chính: đất cát, đất thịt, đất sét. Giữa các loại đất này còn có các loại đất trung gian như: đất cát pha, đất thịt nhẹ, …

II. Thế nào là độ chua, độ kiềm của đất?

Độ chua, độ kiềm của đất được đo bằng độ pH. Trị số pH dao động từ 0 đến 14.

- Đất thường có trị số pH từ 3 đến 9.

- Người ta xác định đất chua, kiềm và trung tính để có kế hoạch sử dụng và cải tạo.

III. Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất

Đất có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng là nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn. Đất chứa nhiều hạt có kích thước càng bé, đất càng chứa nhiều nhiều mùn, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt.

Em hãy điền vào vở bài tập dấu x vào cột tương ứng về khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của từng loại loại đất theo mẫu bảng sau:

Đất

Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng

 

 

Tốt

Trung bình

Kém

 

Cát

 

 

x

Thịt

 

x

 

Sét

x

 

 

IV. Độ phì nhiêu của đất là gì?

Độ phì nhiêu là khả năng của đất cung cấp đủ nước, oxi và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng đảm bảo năng suất cao, và không có chất có hại cho cây gọi là độ phì nhiêu của đất.

Độ phì nhiêu của đất là một trong những yếu tố quyết định năng suất cây trồng.

Muốn cho cây trồng có năng suất cao phải có đủ các điều kiện: giống tốt, chăm sóc tốt và thời tiết thuận lợi.

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải Công Nghệ lớp 7 Bài 3: Một số tính chất của đất trồng (đầy đủ nhất) chi tiết, đầy đủ nhất, có file tải PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
2 lượt đánh giá
Có thể bạn quan tâm
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com