Mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn giải bài tập SGK Công nghệ 8 Bài 43: Thực hành: Bàn là điện, bếp điện, nồi cơm điện hay, ngắn gọn được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức và củng cố bài học của mình trong quá trình học tập môn Công nghệ.
1. Các số liệu kĩ thuật và giải thích ý nghĩa
Các số liệu cụ thể khi thực hành học sinh tự điền
Tên đồ dùng điện | Số liệu kĩ thuật | Ý nghĩa |
Bàn là điện | ||
Bếp điện | ||
Nồi cơm điện |
2.Tên và chức năng của các bộ phận chính
Tên đồ dùng điện | Tên các bộ phận chính | Chức năng |
Bàn là điện | Dây đốt nóng Vỏ bàn là: gồm đế và nắp | -Dòng điện chạy trong dây đốt nóng toả nhiệt -Vỏ: +đế: đế có chức năng: dùng để tích nhiệt và duy trì nhiệt độ cao khi là +nắp có gắn tay cầm bằng nhựa cứng dùng để cầm bàn khi sử dụng |
Bếp điện | Dây đốt nóng Thân bếp | Dòng điện chạy trong dây đốt nóng toả nhiệt Là để nặt các vật cần đun |
Nồi cơm điện | Vỏ nồi Soong nồi Dây đốt nóng: + Dây chính + Dây phụ | Cách điện, cách nhiệt, bảo vệ, gắn các bộ phận khác Chứa nước, thực phẩm Dòng điện chạy trong dây đốt nóng toả nhiệt Dùng ở chế độ nấu cơm Dùng ở chế độ ủ cơm |
3.So sánh cấu tạo các bộ phận chính của bếp điện với nồi cơm điện
Trả lời:
* Giống nhau:
+ đều là đồ dùng loại điện-nhiệt
+ đều có dây đốt nóng
+ đều có vỏ bảo vệ cách điện, cách nhiệt
+ về chức năng (có thể giống nhau)
* Khác nhau:
Bếp điện | Nồi cơm điện |
Cấu tạo: chỉ có một dây đốt nóng | Có 2 dây đốt nóng (chính, phụ dùng ở 2 chế độ khác nhau) |
Bếp điện có 2 bộ phận chính là dây đốt nóng và thân bếp Không có soong | Có 3 bộ phận chính: vỏ nồi, soong, dây đốt nóng Có soong để chứa nước và thực phẩm |
CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download giải bài tập SGK Công nghệ lớp 8 Bài 43: Thực hành: Bàn là điện, bếp điện, nồi cơm điện ngắn gọn, hay nhất file pdf hoàn toàn miễn phí.