Logo

Soạn Công Nghệ lớp 9 Bài 6: Bản vẽ cắt may (đầy đủ nhất)

Soạn Công Nghệ lớp 9 Bài 6: Bản vẽ cắt may, hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi và giải bài tập trong sách giáo khoa (SGK) kèm theo tổng hợp lý thuyết trọng tâm.
5.0
1 lượt đánh giá

Hướng dẫn giải bài tập SGK Công Nghệ 9 Bài 6: Bản vẽ cắt may có đáp án và lời giải chi tiết, ngắn gọn, dễ hiểu bám sát các yêu cầu nội dung trong sách giáo khoa. Nhằm giúp học sinh tiếp thu bài học và ôn luyện hiệu quả trong học tập.

Trả lời câu hỏi SGK Bài 6 Công Nghệ 9 trang 35, 38

Trả lời câu hỏi Công nghệ 9 Bài 6 trang 35: 

Hãy quan sát hai loại bản vẽ trên hình 32 và nêu sự khác nhau giữa bản vẽ kiểu và bản vẽ cắt may.

Lời giải:

Bản vẽ kiểu Bản vẽ cắt may
Cho biết tổng quát hình dáng, màu sắc, kiểu cách của sản phẩm may mặc, chưa có kích thước. Thể hiện đầy đủ hình dáng, kích thước hoặc công thức tính của từng bộ phận hoặc nhóm các bộ phận của sản phẩm may mặc.
Thường sử dụng phương pháp vẽ phối cảnh, đánh bóng, tô màu như vẽ mỹ thuật. Sử dụng các nét vẽ kỹ thuật để thể hiện thành bản vẽ kỹ thuật cắt may.
Được dùng nhiều trong các tạp chí giới thiệu mẫu quần áo và sản phẩm may mặc.

Sử dụng trong thiết kế, sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Trả lời câu hỏi Công nghệ 9 Bài 6 trang 38: 

Hãy quan sát hình 34. “Bản vẽ cắt may váy em gái kiểu liền thân”, nhận xét theo các nội dung sau:

Lời giải:

   - Hình khai triển những phần nào của váy?

    Hình khai triển thân trước và thân sau của váy.

    - Trên từng hình khai triển, người ta đã sử dụng những nét vẽ kĩ thuật nào và ý nghĩa của chúng?

    + Thân trước:

   • Nét gạch chấm thể hiện vải gấp đôi.

   • Nét liền mảnh thể hiện đường gióng, đường kích thước.

   • Nét liền đậm thể hiện đường bao sản phẩm, đường may nhìn thấy.

    + Thân sau:

   • Nét đứt thể hiện đường gấp một phần bải nẹp váy.

   • Nét liên mảnh thể hiện đường gióng, đường kích thước.

   • Nét liền đậm thể hiện đường bao sản phẩm, đường may nhìn thấy.

    - Cách ghi kích thước hoặc công thức tính trên hình:

    + Kiểu chữ: thẳng đứng

    + Vị trí đặt chữ: ghi ở giữa đường kích thước.

Giải bài tập SGK Bài 6 Công Nghệ lớp 9

Câu 1 trang 38 Công nghệ 9: 

Hãy nêu sự khác nhau giữa bản vẽ kiểu và bản vẽ cắt may.

Lời giải:

Bản vẽ kiểu Bản vẽ cắt may
Cho biết tổng quát hình dáng, màu sắc, kiểu cách của sản phẩm may mặc, chưa có kích thước. Thể hiện đầy đủ hình dáng, kích thước hoặc công thức tính của từng bộ phận hoặc nhóm các bộ phận của sản phẩm may mặc.
Thường sử dụng phương pháp vẽ phối cảnh, đánh bóng, tô màu như vẽ mỹ thuật. Sử dụng các nét vẽ kỹ thuật để thể hiện thành bản vẽ kỹ thuật cắt may.
Được dùng nhiều trong các tạp chí giới thiệu mẫu quần áo và sản phẩm may mặc. Sử dụng trong thiết kế, sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Câu 2 trang 38 Công nghệ 9: 

Để thể hiện bản vẽ cắt may, người ta thường sử dụng những tiêu chuẩn nào của vẽ kĩ thuật?

Lời giải:

   Đường nét

   Trong bản vẽ cắt may, có thể sử dụng một số loại nét vẽ đã được quy định trong TCVN8 - 20 : 2002 (ISO 128 - 20 : 1996) nét liền đậm, nét liền mảnh, nét gạch chấm, nét đứt, nét lượn sóng.

STT TÊN GỌI HÌNH DẠNG BỀ RỘNG ỨNG DỤNG
1 Nét liền đậm b Thể hiện đường bao của sản phẩm cắt may, đường may nhìn thấy.
2 Nét liền mảnh b/2 Thể hiện đường bao của sản phẩm cắt may, đường may nhìn thấy.
3 Nét gạch chấm b/2 Biểu diễn đường trục, chỗ gấp đôi của mảnh vải sẽ được cắt đối xứng.
4 Nét đứt b/2 Biểu diễn đường bao khuất không nhìn thấy, đường cắt, đường gấp một phần vải, thể hiện sự khác nhau về chi tiết của phần này với phần khác của sản phẩm.
5 Nét lượn sóng b/2 Thể hiện đường giới hạn của phần sản phẩm được vẽ.

   Chữ và số

   Bản vẽ cắt may thường được dùng kiểu chữ thông dụng thẳng đứng hoặc nghiêng 750 so với đường nằm ngang. Trong một bản vẽ phải thống nhất một kiểu chữ.

   Ghi kích thước

   - Chữ số hoặc công thức tính được ghi ở giữa trên đường kích thước, đúng với chiều đã quy định.

   - Đường kích thước có thể được giới hạn bằng đường gióng, đường bao, đường gạch chấm, đường phân chia các phần của sản phẩm.

   - Đơn vị đo của kích thước là centimet (cm), trên bản vẽ không ghi đơn vị đo, chỉ ghi con số phù hợp với đơn vị đo là cm.

   Ghi chú:

   - Rv: Rộng vai

   - Vc: Vòng cổ

   - Vn: Vòng ngực

Câu 3 trang 38 Công nghệ 9: 

Hãy đọc bản vẽ cắt may em gái kiểu liền thân và nêu rõ ý nghĩa các nét vẽ được sử dụng ở bản vẽ này.

Lời giải:

   Các nét vẽ được sử dụng:

    - Nét liền đậm: thể hiện đường bao của váy, đường may nhìn thấy.

    - Nét gạch chấm: chỗ gấp đôi của váy cắt đối xứng

    - Nét liền mảnh: thể hiển đường gióng, kích thước sản phẩm.

Lý thuyết Công nghệ 9 Bài 6: Bản vẽ cắt may

I - KHÁI NIỆM VỀ BẢN VẼ CẮT MAY

Hình 32. Bản vẽ kiểu và bản vẽ cắt may

    SỰ KHÁC NHAU GIỮA BẢN VẼ KIỂU VÀ BẢN VẼ CẮT MAY:

Bản vẽ kiểu Bản vẽ cắt may
Cho biết tổng quát hình dáng, màu sắc, kiểu cách của sản phẩm may mặc, chưa có kích thước. Thể hiện đầy đủ hình dáng, kích thước hoặc công thức tính của từng bộ phận hoặc nhóm các bộ phận của sản phẩm may mặc.
Thường sử dụng phương pháp vẽ phối cảnh, đánh bóng, tô màu như vẽ mỹ thuật. Sử dụng các nét vẽ kỹ thuật để thể hiện thành bản vẽ kỹ thuật cắt may.
Được dùng nhiều trong các tạp chí giới thiệu mẫu quần áo và sản phẩm may mặc. Sử dụng trong thiết kế, sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm.

II - VẬN DỤNG MỘT SỐ TIÊU CHUẨN CỦA VẼ KỸ THUẬT VÀO BẢN VẼ CẮT MAY

1. Đường nét

    Trong bản vẽ cắt may, có thể sử dụng một số loại nét vẽ đã được quy định trong TCVN8 - 20 : 2002 (ISO 128 - 20 : 1996) nét liền đậm, nét liền mảnh, nét gạch chấm, nét đứt, nét lượn sóng.

STT TÊN GỌI HÌNH DẠNG BỀ RỘNG ỨNG DỤNG
1 Nét liền đậm b Thể hiện đường bao của sản phẩm cắt may, đường may nhìn thấy.
2 Nét liền mảnh b/2 Thể hiện đường gióng, đường kích thước, đường phân chia các phần của sản phẩm, đường phụ thêm.
3 Nét gạch chấm b/2 Biểu diễn đường trục, chỗ gấp đôi của mảnh vải sẽ được cắt đối xứng.
4 Nét đứt b/2 Biểu diễn đường bao khuất không nhìn thấy, đường cắt, đường gấp một phần vải, thể hiện sự khác nhau về chi tiết của phần này với phần khác của sản phẩm.
5 Nét lượn sóng b/2 Thể hiện đường giới hạn của phần sản phẩm được vẽ.

2. Chữ và số

    Bản vẽ cắt may thường được dùng kiểu chữ thông dụng thẳng đứng hoặc nghiêng 750 so với đường nằm ngang. Trong một bản vẽ phải thống nhất một kiểu chữ.

3. Ghi kích thước

    - Chữ số hoặc công thức tính được ghi ở giữa trên đường kích thước, đúng với chiều đã quy định.

    - Đường kích thước có thể được giới hạn bằng đường gióng, đường bao, đường gạch chấm, đường phân chia các phần của sản phẩm.

    - Đơn vị đo của kích thước là centimet (cm), trên bản vẽ không ghi đơn vị đo, chỉ ghi con số phù hợp với đơn vị đo là cm.

    Ghi chú:

    - Rv: Rộng vai

    - Vc: Vòng cổ

    - Vn: Vòng ngực

Hình 34. Bản vẽ cắt may váy em gái kiểu liền thân

a) Thân trước; b) Thân sau

III - ĐỌC BẢN VẼ CẮT MAY

    - Hình khai triển những phần nào của váy?

    Hình khai triển thân trước và thân sau của váy.

    - Trên từng hình khai triển, người ta đã sử dụng những nét vẽ kĩ thuật nào và ý nghĩa của chúng?

    + Thân trước:

   • Nét gạch chấm thể hiện vải gấp đôi.

   • Nét liền mảnh thể hiện đường gióng, đường kích thước.

   • Nét liền đậm thể hiện đường bao sản phẩm, đường may nhìn thấy.

    + Thân sau:

   • Nét đứt thể hiện đường gấp một phần bải nẹp váy.

   • Nét liên mảnh thể hiện đường gióng, đường kích thước.

   • Nét liền đậm thể hiện đường bao sản phẩm, đường may nhìn thấy.

    - Cách ghi kích thước hoặc công thức tính trên hình:

    + Kiểu chữ: thẳng đứng

    + Vị trí đặt chữ: ghi ở giữa đường kích thước.

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải bài tập SGK Bài 4: Sử dụng và bảo dưỡng máy may Công nghệ 9, chi tiết, đầy đủ nhất, có file tải pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com