Với bộ tài liệu giải Địa lớp 10 Bài 27: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp được biên soạn bởi ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ. Hướng dẫn học sinh giải các dạng bài tập trong sách giáo khoa và tổng hợp lý thuyết bài học. Nội dung chi tiết các em tham khảo tại đây.
Trang 103 SGK Địa Lí 10: Tại sao đối với nhiều nước đang phát triển, đông dân, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu?
Trả lời:
- Ở các nước đang phát triển, hoạt động nông nghiệp liên quan đến việc làm, thu nhập và đời sống của đa số dân cư, gắn liền với phần lớn lãnh thổ quốc gia, vì thế phát triển nông nghiệp có vai trò quan trọng đặc biệt đối với sự ổn định kinh tế, chính trị và xã hội của đất nước.
Trang 105 SGK Địa Lí 10: Em hãy nêu ví dụ để chứng minh ảnh hưởng của các nhân tố đối với phân bố nông nghiệp.
Trả lời:
Sự phân bố nông nghiệp trên thế giới phụ thuộc vào sự phân đới tự nhiên.
- Năng suất cây trồng phụ thuộc vào chất lượng đất; những vùng đất phì nhiêu, màu mỡ thường là những vùng nông nghiệp trù phú (đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long...).
- Khí hậu và nguồn nước với các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, gió, bão, lụt, ... có ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời vụ, khả năng xen canh, thâm canh, tăng vụ...
- Sinh vật cùng với các loài cây to, nguồn thức ăn tự nhiên, đồng cỏ... là cơ sở thức ăn tự nhiên cho gia súc và ảnh hưởng đến việc xác định cơ cấu vật nuôi cũng như sự phát triển chăn nuôi.
- Các cây trồng, vật nuôi cần nhiêu công chăm sóc (như cây lúa nước) phải phân bố ở những nơi có nhiều lao động.
- Chính sách giao đất, giao rừng ở nước ta đã thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ.
- Tiến bộ khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp tác động đến việc nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng, góp phần chủ động trong sản xuất. Các giống cây trồng, vật nuôi mới đã cho nâng suất cao,...
- Thị trường tiêu thụ tác động tới giá cả nông sản, đến việc điều tiết sản xuất và ảnh hưởng đến chuyên môn hóa (ví dụ tác động của giá cả thị trường thế giới đến sản xuất cà phê, cao su ở nước ta trong những năm gần đây).
Trang 106 SGK Địa Lí 10: Em hây nêu ví dụ về các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta hiện nay.
Trả lời:
- Các trang trại thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long, trang trại cây công nghiệp dài ngày ở Tây Nguyên, đông Nam Bộ,...
- Thể tổng hợp nông nghiệp ngoại thành, xung quanh thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chi Minh,...
- Vùng nông nghiệp đồng bằng sông Hồng, vùng nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long…
Câu 1: Hãy nêu vai trò của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế và đời sống xã hội.
Lời giải:
Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm: nông - lâm - ngư nghiệp có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế và đời sống xã hội, thể hiện 1 việc:
- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
- Đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
- Sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ.
Câu 2: Ngành sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm gì? Theo em, đặc điểm nào là quan trọng nhất?
Lời giải:
- Các đặc điểm:
+ Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế.
+ Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cây trồng, vật nuôi.
+ Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ.
+ Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
+ Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hoá.
Câu 3: Em hãy phân biệt những đặc điểm cơ bản của hai hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
Lời giải:
a) Trang trại
- Hình thức sản xuất cơ sở trong nông nghiệp được hình thành trong thời kì công nghiệp hoá, thay thế cho kinh tế tiểu nông tự cấp, tự túc.
- Đặc điểm:
+ Mục đích chủ yếu: sản xuất nông phẩm hàng hoá theo nhu cầu thị trường.
+ Tư liệu sản xuất (đất đai) thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng của một người chủ độc lập (tức là người có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh).
+ Quy mô đất đai và tiền vốn tương đối lớn.
+ Cách thức tổ chức sản xuất tiến bộ đẩy mạnh chuyên môn hóa chứ không sản xuất đa dạng, đa canh), tập trung vào những nông sản có lợi thế so sánh và khả năng sinh lợi cao hơn và thâm canh (đầu tư vốn trên mỗi đơn vị điện tích, đầu tư những công nghệ sản xuất tiến bộ,...).
+ Các trang trại đều có thuê mướn lao động (thường xuyên và thời vụ).
b) Vùng nông nghiệp
- Là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Đây là những lãnh thổ sản xuất nông nghiệp tương đối đồng nhất về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội nhằm phân bố hợp lí cày trồng, vật nuôi và hình thành các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp.
I. Vai trò và đặc điểm của nông nghiệp
1. Vai trò
- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
- Nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.
- Nguồn hàng có giá trị xuất khẩu, thu ngoại tệ.
2. Đặc điểm
a. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế
- Đặc điểm quan trọng phân biệt nông nghiệp với công nghiệp.
- Cần phải duy trì và nâng cao độ phì cho đất, sử dụng hợp lí, tiết kiệm.
b. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi
- Sinh trưởng và phát triển theo quy luật sinh học và chịu tác động lớn của quy luật tự nhiên.
- Cần phải hiểu biết và tôn trọng quy luật sinh học.
c. Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ
- Thời gian sinh trưởng và phát triển dài thông qua các giai đoạn kế tiếp nhau.
- Cần phải xây dựng cơ cấu hợp lí, đa dạng hóa sản xuất,…
d. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên
- Đối tượng lao động của nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi.
- Các yếu tố tự nhiên có mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với nhau và cùng tác động đến sự phát triển, sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi.
e. Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa.
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp
- Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp
- Ví dụ:
+ Đất: Ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, năng xuất, phân bố cây trồng vật nuôi.
+ Khí hậu, nước: Ảnh hưởng đến thời vụ, cơ cấu, khả năng xen canh tăng vụ, mức ổn định của sản xuất nông nghiệp.
+ Tiến bộ khoa học kĩ thuật: Ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, sản lượng.
+ Thị trường tiêu thụ: Ảnh hưởng đến giá cả, điều tiết sản xuất, hướng chuyên môn hóa.
III. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
- Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp: trang trại, thể tổng hợp nông nghiệp, vùng nông nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình,…
- Vai trò: Tạo những tiền đề cần thiết nhằm sử dụng hợp lí các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hôi.
1. Trang trại
- Điều kiện hình thành: Hình thành và phát triển trong thời kì công nghiệp hóa thay thế kinh tế tiểu nông.
- Mục đích: Sản xuất hàng hóa.
- Cách tổ chức quản lí: chuyên môn hóa, thâm canh, ứng dụng KHKT, thuê nhân công lao động.
Hình 27. Trang trại nuôi cừu và trồng rau sạch
2. Thể tổng hợp nông nghiệp (thuộc chương trình giảm tải)
3. Vùng nông nghiệp
- Khái niệm: Là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
- Đặc điểm:
+ Là lãnh thổ nông nghiệp tương đối đồng nhất về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.
+ Phân bố hợp lí cây trồng vật nuôi, hình thành vùng chuyên môn hóa nông nghiệp.
- Ở Việt Nam có 3 vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải bài tập SGK Địa Lý 10 Bài 27: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp chi tiết, đầy đủ nhất file word, file pdf hoàn toàn miễn phí.