Logo

Soạn Địa 12 Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên

Hướng dẫn soạn Soạn Địa 12 Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên bao gồm trả lời câu hỏi và giải bài tập cho từng phần trong SGK chi tiết, dễ hiểu. Giúp học sinh ôn tập, nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học.
5.0
1 lượt đánh giá

Với bộ tài liệu giải Địa lớp 12 Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên được biên soạn bởi ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ. Hướng dẫn học sinh giải các dạng bài tập trong sách giáo khoa và tổng hợp lý thuyết bài học. Nội dung chi tiết các em tham khảo tại đây.

Trả lời câu hỏi SGK Địa Lý 12 Bài 37 trang 167, 168

Trả lời câu hỏi Bài 37 trang 167 SGK Địa Lí 12: 

Đọc bản đồ Hành chính Việt Nam và bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, hãy phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của Tây Nguyên.

Trả lời:

- Tây Nguyên là vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển. Giáp Duyên hải Nam Trung Bộ, liền kề với Đông Nam Bộ, giáp Hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia.

- Về mặt kinh tế, Tây Nguyên có mối quan hệ chặt chẽ với Đông Nam Bộ, với Duyên hải Nam Trung Bộ (các tuyến đường Đông - Tây với các cảng biển là lối thông ra biển của Tây Nguyên). Trong quan hệ với vùng ba biên giới Hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia, Tây Nguyên có ý nghĩa rất quan trọng về quốc phòng.

Trả lời câu hỏi Bài 37 trang 168 SGK Địa Lí 12: 

Đọc Atlat Địa Lí Việt Nam, hãy xác định các vùng đất badan và đối chiếu với các vùng phân bố cây công nghiệp ở Tây Nguyên.

Trả lời:

Các vùng đất badan cũng là nơi phân bố cây cồng nghiệp ở Tây Nguyên: các cao nguyên Plây Ku, Gia Lai, Đắk Lắk.....với các cây công nghiệp lậu năm: cao su, cà phê, hồ tiêu,...

Giải bài tập SGK Bài 37 Địa 12 trang 173

Bài 1 trang 173 SGK Địa Lí 12: 

Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội có thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế ở Tây Nguyên?

Lời giải:

- Điều kiện tự nhiên

   + Đất badan màu mỡ, tài nguyên khí hậu va rừng đa dạng, tạo nhiều tiềm năng to lớn về nông, lâm nghiệp;

   + Tài nguyên rừng giàu có: Vào đầu thập kỉ 90, rừng che phủ 60% diện tích lãnh thổ. Còn nhiểu rừng gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến), nhiều chim, thú quý (voi, bò tót, gấu...). Vào đầu thập kỉ 90, rừng chỉếm tới 36% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước.

   + Khoáng sản: bôxit (trữ lượng hàng tỉ tấn).

   + Trữ năng thuỷ điện khá, trên các sông Xê Xan, Xrê Pôk và thượng nguồn sông Đồng Nai.

   + Khó khăn: mùa khô kéo dài.

- Điều kiện kinh tế - xã hội

   + Là vùng thưa dân nhất nước ta, là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người với truyền thống văn hoá độc đáo.

   + Khó khăn: thiếu lao động lành nghề, cán bộ khoa học kĩ thuật; mức sống của nhân dân còn thấp, tỉ lệ chưa biết đọc biết viết còn cao; cơ sở; hạ tầng còn thiếu thốn nhiều, trước hết là mạng lưới đường giao thông, các cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, dịch vụ kĩ thuật; công nghiệp trong vùng mới trong giai đoạn hình thành, vói các trung tâm công nghiệp nhỏ và điểm công nghiệp.

Bài 2 trang 173 SGK Địa Lí 12: 

Hãy trình bày các điều kiện (tự nhiên,kinh tế - xã hội) đối với sự phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên. Nêu các khu vực chuyên canh cà phê và các biện pháp để có thể phát triển ổn định cây cà phê ở vùng này.

Lời giải:

- Đất badan và khí hậu cận xích đạo rất phù hợp với việc trổng cây cà phê.

   + Đất badan có tầng phong hoá sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn.

   + Khí hậu có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài (có khi 4 - 5 tháng). Mùa khô kéo dài tuy thiếu nước, nhưng lại là điều kiện thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm.

- Các cơ sở chế biến cà phê được phát triển rộng rãi. Thị trường trong và ngoài nước mở rộng, đặc biệt nhu cầu xuất khẩu cà phê lớn. Nhà nước có chính sách phát triển cây cà phê.

- Khó khăn: mùa khô sâu sắc, kéo dài; thiếu lao động có chuyên môn, kĩ thuật; cơ sở hạ tầng còn yếu; công nghiệp chế biến còn nhỏ bé.

- Các khu vực chuyên canh cà phê: Xếp theo thứ tự về diện tích và sản lượng cà phê nhân (năm 2005): Đăk Lăk, Lâm Đồng, Kon Tum, Đăk Nông, Gia Lai.

- Biện pháp để có thể phát triển ổn định cây cà phê ở vùng này:

   + Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây cà phê.

   + Kết hợp vói công nghiệp chế biến

   + Đa dạng hoá cây trồng (cân đối giữa diện tích cây cà phê vối và cây cà phê chè).

   + Đảm bảo đầu ra cho người sản xuất (đẩy mạnh xuất khẩu, bảo hộ nông sản khi giá nông sản xuống thấp,...).

Bài 3 trang 173 SGK Địa Lí 12: 

Tại sao trong khai thác rừng Ở Tây Nguyên, cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ vốn rừng?

Lời giải:

Vì ở Tây Nguyên trong những năm gần đây:

- Tình trạng rừng bị phá và bị cháy diễn ra, làm thiệt hại hàng nghìn ha mỗi năm.

- Trong quá trình khái thác, một phần đáng kể gỗ cành, ngọn chưa được tận thu.

Bài 4 trang 173 SGK Địa Lí 12: 

Hãy chứng minh rằng thế mạnh về thuỷ điện của Tây Nguyên đang dược phát huy và điều này sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

Lời giải:

- Tài nguyên nước của các hệ thống sông Xê Xan, Xrê Pôk, Đổng Nai... đang được sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn. Hàng loạt Công trình, thuỷ điện lớn đã và đang được xây dựng.

- Công trình thuỷ điện Y-a-ly (720MW) trên sông Xê Xan được khánh thành vào tháng 4 năm 2002. Bốn nhà máy thuỷ điện khác được xây dựng ngay những năm sau đó là Xê Xan 3, Xê Xan 3A, Xê Xan 4 (ở phía hạ lưu của thuỷ điện Yaly) và Plây Krông (thượng lưu của Y-a-ly).

- Trên dòng sông Xrê Pôk, 6 bậc thang thuỷ điện đã được quy hoạch, vói tổng công suất lắp máy trên 600MW, trong đó lớn nhất là thuỷ điện Buôn Kuôp (280MW) khởi công tháng 12 năm 2003; thuỷ điện Buôn Tua Srah (85MW), khởi công vào cuối năm 2004; thuỷ điện Xrê Pôk 3 (137MW), thuỷ điện Xrê Pôk 4 (33MW), thuỷ điện Đức Xuyên (58MW). Thuỷ điện Đrây Hơ-linh đã được mở rộng lên 28MW.

- Trên hệ thống sông Đồng Nai, trước đây có công trình thuỷ điện Đa Nhim (160MW). Hiện nay, các công trình Đại Ninh (300MW), Đổng Nai 3 (180MW), Đồng Nai 4 (340MW) đang được xây dựng.

- Các công trình thuỷ điện tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp của vùng phát triển, trong đó có khai thác và chế biến bột nhôm từ nguồn bôxit (cần rất nhiều điện). Đồng thời„ các hổ thuỷ điện đem lại nguồn nước tưới quan trọng trong mùa khô và có thể khai thác cho mục đích du lịch, nuôi trồng thuỷ sản.

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 37​​​​​​​

1. Khái quát chung.

a. Vị trí địa lí và lãnh thổ:

- Tây Nguyên bao gồm có 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông Và Lâm Đồng.

- Diện tích: 54,7 km2; dân số: 4,9 triệu người (2006).

- Tiếp giáp: DHNTB, Đông Nam Bộ, Campuchia và Lào. Đây là vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển.

→ Thuận lợi giao lưu liên hệ với các vùng có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng và xây dựng kinh tế.

b. Điều kiện tự nhiên.

- Đất đai màu mỡ, tài nguyên khí hậu và rừng đa dạng, tạo nhiều tiềm năng to lớn về nông, lâm nghiệp.

- Khoáng sản: Bôxit ( trữ lượng hàng tỉ tấn).

- Trữ năng thuỷ điện khá, trên các sông Xê Xan, Xrê Pôk và thượng nguồn sông Đồng Nai.

- Là vùng thưa dân nhất nước ta, là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người với truyền thống văn hóa độc đáo.

c. Điều kiện kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn:

- Thiếu lao động lành nghề, cán bộ khoa học kĩ thuật.

- Mức sống của nhân dân còn thấp, tỉ lệ chưa biết đọc biết viết còn cao.

- Cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn nhiều, trước hết là mạng lưới đường giao thông, các cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, dịch vụ kĩ thuật.

- Công nghiệp trong vùng mới trong giai đoạn hình thành, với các trung tâm công nghiệp nhỏ và điểm công nghiệp.

2. Phát triển cây công nghiệp lâu năm.

a. Tiềm năng phát triển cây CN:

- Đất trồng:

   + Các cao nguyên bazan xếp tầng với diện tích rộng khoảng 1,4 triệu ha

   + Đất bazan có tầng phong hoá sâu, giàu chất dinh dưỡng, lại phân bố tập trung với các mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc hình thành các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn

- Khí hậu:

   + Khí hậu có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài (có khi 4-5 tháng)

   + Về mùa khô, mực nước ngầm hạ xuống thấp vì thế việc làm thủy lợi gặp nhiều khó khăn, tốn kém, là trở ngại lớn cho sx và sinh hoạt

   + Mùa khô kéo dài lại là điều kiện phơi sấy, bảo quản sản phẩm

   + Do ảnh hưởng của địa hình cao, nên trong khi ở các cao nguyên cao 400-500m khí hậu khá nóng, thì ở các cao nguyên cao trên 1000m khí hậu rất mát mẻ. Vì thế ở Tây Nguyên có thể trồng các cây CN nhiệt đới như cà phê, cao su, hồ tiêu và cả các cây CN có nguồn gốc cận nhiệt đới như chè khá thuận lợi.

- ĐK KT – XH:

- Chính sách phát triển cây CN của nhà nước, chính sách giao đất, giao rừng cho vay vốn sản xuất.

- Công nghiệp chế biến cà phê được đẩy mạnh.

- Thị trường rộng mở, đb là các thị trường khó tính như Bắc Mĩ, Tây Âu.

b. Một số cây CN chủ yếu:

- Cà phê

   + Là cây CN quan trọng số 1 của vùng.

   + Diện tích hiện nay là hơn 468,8 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê của nước.

   + Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất 259 nghìn ha.

   + Cà phê chè được trồng trên các cao nguyên tương đối cao, khí hậu mát hơn ở Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng.

   + Cà phê vối được trồng ở những vùng nóng hơn, chủ yếu ở tỉnh Đắk Lắk.

   + Cà Phê BMT nổi tiếng chất lượng ngon.

- Chè

   + Được trồng chủ yếu trên các cao nguyên cao hơn như Lâm Đồng và 1 phần ở Gia Lai.

   + Chè búp thu hoạch được đem chế biến tại các nhà máy chè Biển Hồ - Gia Lai, Bảo Lộc, B'Lao - Lâm Đồng.

   + Lâm Đồng hiện nay là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước.

- Cao su

   + Là vùng trồng cao su lớn thứ 2, sau ĐNB.

   + Trồng chủ yếu ở Gia Lai, Đắk Lắk .

- Dâu tằm

   + Là vùng trồng dâu tằm lớn nhất nước ta.

   + Tập trung ở các cao nguyên Di Linh - Lâm Đồng.

Bên cạnh các nông trường quốc doanh trồng TT, hiện nay còn phát triển rộng rãi các mô hình kinh tế vườn trồng cà phê, hồ tiêu...

3. Khai thác và chế biến lâm sản.

a. Vai trò quan trọng của tài nguyên rừng ở Tây Nguyên.

- Lâm nghiệp cũng là một thế mạnh nổi bật của Tây Nguyên.

- Là kho vàng xanh của nước ta.

- TN còn nhiều rừng gỗ quý: Cẩm, lai, gụ, mật, nghiến, trắc, sến…

- Rừng TN còn là môi trường sống của nhiều loài chim, thú quý: voi, bò tót, gấu…

- Rừng TN còn có vai trò cân bằng sinh thái, bảo vệ nguồn nước ngầm, chống xói mòn cho cả vùng đồng bằng.

b. Hiện trạng:

- Là vùng giàu có về tài nguyên rừng so với các vùng khác trên cả nước.

- Nạn phá rừng ngày càng gia tăng.

c. Hậu quả:

- Giảm sút nhanh lớp phủ rừng và trữ lượng gỗ.

- Đe dọa môi trường sống của các loài động vật.

- Hạ mức nước ngầm vào mùa khô.

d. Biện pháp : khai tác hợp lí tài nguyên rừng.

4. Khai thác thuỷ năng kết hợp với thuỷ lợi.

Sông Nhà máy thủy điện – công suất
Đã xây dựng Đang xây dựng
Xê xan

- Thuỷ điện Đa Nhim 160MW trên sông Đa Nhim, thượng nguồn sông Đồng Nai

- Đrây H'linh 12MW trên sông Xrê Pok(sau này được mở rộng)

   + Công trình thủy điện Yali 720MW được khánh thành tháng 4-2002

   + Xê xan 3, Xê xan 3A, Xê xan 4 phía hạ lưu của thủy điện Yali; Plây Krông thượng lưu của Yali

 
Xrê pôk  

+ Lớn nhất là thuỷ điện Buôn Kuôp 280MW khởi công t12-2003

+ Thuỷ điện Buôn Tua Srah 85MW, khởi công cuối 2004

+ Thuỷ điện Xrê Pok 3 137MW

+ Thuỷ điện Xrê Pok 4 33MW, thủy điện Đức Xuyên 58MW

+ Thuỷ điện Đrây H'linh đã được mở rộng lên 28MW

Đồng Nai  

Thuỷ điện Đại Ninh 300MW

+ Đồng Nai 3 180MW

+ Đồng Nai 4 340MW

- Ý nghĩa:

   + Phát triển ngành công nghiệp năng lượng.

   + Đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng cho các nhà máy luyện nhôm.

   + Cung cấp nước tưới vào mùa khô, tiêu nước vào màu mưa.

   + Phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản.

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ bài Giải SGK Địa lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên chi tiết, đầy đủ nhất file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com