Logo

Soạn Địa 7 Bài 54: Dân cư xã hội châu Âu (Đầy đủ nhất)

Hướng dẫn soạn Địa 7 Bài 54: Dân cư xã hội châu Âu bao gồm trả lời câu hỏi và giải bài tập cho từng phần trong SGK chi tiết, dễ hiểu. Giúp học sinh ôn tập, nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học.
2.8
2 lượt đánh giá

Hướng dẫn giải bài tập SGK bài 54 Địa 7. Tổng hợp lời giải hay của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong nội dung chương trình giảng dạy của bộ môn Địa lớp 7. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây.

Trả lời câu hỏi SGK Địa Lý 7 Bài 54 trang 161, 163

Câu 1 (trang 161 SGK Địa Lí 7):

- Quan sát hình 54.1, cho biết châu Âu có các nhóm ngôn ngữ nào? Nêu tên các nước thuộc từng nhóm.

Trả lời:

- Châu Âu có các nhóm ngôn ngữ: Giéc-man, La-tinh, Xla-vơ, Hi Lạp,...

- Tên các nước thuộc từng nhóm:

+ Ngôn ngữ La-tinh: Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, I-ta-li-a, Ru-ma-ni, Hung – ga – ri, E – xto – ni – a.

+ Ngôn ngữ Giéc-man: Thụy Sĩ, Hà Lan, Ai – xơ – len , Anh, Bỉ, Đức, Áo, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển.

+ Ngôn ngữ Xla-vơ: Nga, Xlô-va-ki-a, Xec-bi, Môn – tê – nê – gro, Crô-a-ti-a, Xlô-vê-ni-a, Bôn – xni – a, Hec – xe – go – vi – a, Bun-ga-ri, Ư-crai-na, Bê-la-rút, Ba Lan, Séc.

Câu 2 (trang 161 SGK Địa Lí 7):

- Quan sát hình 54.2, nhận xét sự thay đối kết cấu dân số theo độ tuổi của châu Âu và của thế giới trong giai đoạn 1960 — 2000.

Trả lời:

Nhận xét sự thay đối kết cấu dân số theo độ tuổi của châu Âu và của thế giới trong giai đoạn 1960 — 2000.

- Dân số dưới độ tuổi lao động của châu Âu giảm dần từ năm 1960 đến năm 2000. Trong khi dân số dưới độ tuổi lao động của thế giới tăng liên tục từ năm 1960 đến năm 2000.

- Dân số trong độ tuổi của châu Âu tăng chậm từ năm 1960 đến năm 1980 và giảm dần từ năm 1980 đến năm 2000. Trong khi đó, dân số trong độ tuổi của thế giới tăng liên tục từ năm 1960 đến năm 2000.

- Dân số trên độ tuổi lao động của châu Âu tăng liên tục từ năm 1960 đến năm 2000. Trong khi đó, dân số trên độ tuổi lao động của thế giới cũng tăng liên tục từ năm 1960 đến năm 2000, nhưng chỉ chiếm một tỉ lệ không đáng kể trong tháp tuổi. -Nhận xét tổng quát về sự thay đổi hình dạng tháp tuổi: hình dạng tháp tuổi của châu Âu từ năm 1960 đến năm 2000 chuyển dần từ tháp tuổi trẻ sang tháp tuổi già (từ đáy rộng sang đáy hẹp) - trong khi đó, hình dạng tháp tuổi của thế giới vẫn là tháp tuổi trẻ (đáy rộng, đỉnh hẹp).

Câu 3 (trang 163 SGK Địa Lí 7):

- Quan sát hình 54.3, nhận xét sự phân bố dân cư châu Âu:

- Các vùng có mật độ dân số cao (trên 125 người/km2).

- Các vùng có mật độ dân số thấp (dưới 25 người/km2).

Trả lời:

- Trên phần lớn lãnh thổ châu Âu, mật độ dân số từ 25 đến 125 người/km2.

- Các vùng có mật độ dân số cao (trên 125 người/km2): ở ven Địa Trung Hải và Đại Tây Dương.

- Các vùng có mật độ dân số thấp (dưới 25 người/km2): ở bán đảo Xcăng-đi-na-vi và phía bắc đồng bằng Đông Âu.

Giải bài tập SGK Bài 54 Địa 7 trang 163

Bài 1 (trang 163 SGK Địa Lí 7):

Trình bày sự đa dạng về ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo ở châu Âu.

Lời giải:

Châu Âu đa dạng về ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo thể hiện ở các điểm sau:

- Có các tôn giáo chính: Thiên Chúa, Tin Lành và Chính Thống, đạo Hồi (một bộ phận nhỏ).

- Nhiều dân tộc sống đan xen vào nhau, có ngôn ngữ riêng và nền văn hóa riêng. Các dân tộc này tồn tại bên nhau và giữ nét đặc thù văn hóa của mình, đồng thời vẫn tiếp thu văn hóa của dân tộc khác trong cùng quốc gia. 

- Có 3 nhóm ngôn ngữ chính: La-tinh, Giéc-man và Xla-vơ. Các nhóm này chia ra rất nhiều ngôn ngữ nhỏ, chưa kể đến các nhóm ngôn ngữ địa phương.

Bài 2 (trang 163 SGK Địa Lí 7):

Phân tích hình 54.2 để thấy:

- So với thế giới, châu Âu là một châu lục có dân số già.

- Dân số châu Âu vẫn đang có xu hướng già đi.

Lời giải:

Phân tích hình 54.2:

- So với thế giới, châu Âu là một châu lục có dân số già:

+ Dân số dưới độ tuổi lao động của châu Âu giảm dần từ năm 1960 đến năm 2000. Trong khi dân số dưới độ tuổi lao động của thế giới tăng liên tục từ năm 1960 đến năm 2000.

+ Dân số trong độ tuổi của châu Âu tăng chậm từ năm 1960 đến năm 1980 và giảm dần từ năm 1980 đến năm 2000. Trong khi đó, dân số trong độ tuổi của thế giới tăng liên tục từ năm 1960 đến năm 2000.

+ Dân số trên độ tuổi lao động của châu Âu tăng liên tục từ năm 1960 đến năm 2000. Trong khi đó, dân số trên độ tuổi lao động của thế giới cũng tăng liên tục từ năm 1960 đến năm 2000, nhưng chỉ chiếm một tỉ lệ không đáng kể trong tháp tuổi. - Dân số châu Âu vẫn đang có xu hướng già đi, vì hình dạng tháp tuổi của châu Âu đã chuyển từ tháp tuổi trẻ (đáy rộng, đỉnh hẹp) năm 1960 sang tháp tuổi giả (đáy không rộng, đỉnh không hẹp).

Lý thuyết Địa Lý lớp 7 Bài 54

1. Sự đa dạng về tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa

- Chủng tộc: Phần lớn dân cư thuộc chủng tộc ơ-rô-pê-ô-ít.

- Tôn giáo: Chủ yếu theo đạo Cơ Đốc giáo (đạo Thiên Chúa, đạo Tin lành) và đạo Chính Thống. Một số vùng còn theo đạo Hồi.

- Các nhóm ngôn ngữ chính:

+ Giecman: Đức, Hà Lan, Bỉ,...

+ Latinh: Italia, Pháp,...

+ Xlavơ: Liên bang Nga, Ba Lan,...

2. Dân cư châu Âu đang già đi. Mức độ đô thị hóa cao

a. Đặc điểm dân cư châu Âu

- Tổng dân số: Dân số 727 triệu người (năm 2001), 750 triệu người (2018).

- Đặc điểm dân số:

+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp, chưa tới 0,1%/năm.

+ Nhiều nước tỉ lệ gia tăng tự nhiên âm.

+ Dân số châu Âu có xu hướng đang già đi.

- Phân bố dân cư:

+ Phân bố không đồng đều.

+ Nơi đông dân ở ven biển Tây và Trung Âu, Nam Âu, đồng bằng và thung lũng.

+ Nơi thưa dân là ở phía Bắc và những vùng núi cao.

b. Đô thị hóa ở châu Âu

- Tỉ lệ dân thành thị cao chiếm khoảng 75% dân số.

- Các thành phố nối tiếp nhau thành các dải đô thị từ Liverpoor (Anh) đến Côn (Đức).

- Quá trình đô thị hoá ở nông thôn đang được đẩy mạnh.

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải bài tập SGK Địa 7 Bài 54: Dân cư xã hội châu Âu, chi tiết, đầy đủ nhất file PDF hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
2.8
2 lượt đánh giá
Tham khảo thêm:
    CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
    Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
    Copyright © 2020 Tailieu.com