Logo

Soạn Giáo Dục Công Dân 6 Bài 5: Tự lập - Chân trời sáng tạo

Soạn Giáo Dục Công Dân 6 Bài 5: Tự lập - Chân trời sáng tạo có lời giải bài tập, trả lời câu hỏi trong SGK chi tiết, ngắn gọn nhất. Hỗ trợ học sinh nắm chắc kiến thức trong bài học.
3.2
3 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải SGK GDCD 6 Bài 5: Tự lập - Chân trời sáng tạo được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Khởi động trang 20 GDCD 6 Bài 5 - Chân trời sáng tạo

Câu thơ sau thể hiện đức tính gì?

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

(Hoàng Trung Thông)

Khám phá trang 20, 21 Giáo dục công dân 6 Bài 5 - Chân trời sáng tạo

Khám phá 1 trang 20, 21:

Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:

Làm bất cứ việc gì

Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ còn rất trẻ, mang tên Nguyễn Tất Thành. Lúc đó, anh Thành có một người bạn tên là Lê. Một lần, cùng nhau đi chơi phố, đột nhiên anh thành nhìn thẳng vào mắt bạn và hỏi:

- Anh Lê, anh có yêu nước không?

Câu hỏi đột ngột khiến anh bạn ngạc nhiên, lúng túng trong giây lát rồi trả lời:

- Tất nhiên là có chứ.

- Anh có thể giữ bí mật không?

- Có.

- Tôi muốn sang Pháp và các nước khác. Sau đó xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng nếu đi một mình, thật ra cũng có điều mạo hiểm như khi ôm nỗi đau. Anh muốn đi với tôi không?

- Nhưng bạn ơi, chúng ta lấy tiền đâu mà đi?

Đây tiền đây. – Anh Thành vừa nói, vừa xòe rộng hai bàn tay – Chúng ta sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Thế anh cùng đi với tôi chứ? 

Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của bạn, anh Lê đồng ý, nhưng sau khi nghĩ lại về cuộc phiêu lưu trên thì anh Lê không đủ can đảm để giữ lời hứa.

Vài ngày sau, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước...

(Theo Bác Hồ kính yêu, NXB Kim Đồng, 1980)

1. Vì sao Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước chỉ với hai bàn tay trắng?

2. Theo em, thế nào là tự lập?

Lời giải chi tiết

1. Bác Hồ có thể ra đi tìm người cứu nước chỉ với 2 bàn tay trắng vì:

- Bác Hồ là người có lòng yêu nước nồng nàn.

- Bác Hồ là người có lòng dũng cảm, quyết tâm, kiên trì và nỗ lực.

- Bác Hồ có lòng quyết tâm cao với sự hăng hái nhiệt huyết của tuổi trẻ, tự tin vào chính sức lực của mình.

- Bác Hồ là người có tính tự lập, tự lo liệu, không trông chờ, dựa dẫm phụ thuộc vào người khác, dám đương đầu với khó khăn gian khổ

- Với tinh thần cầu thị, muốn học hỏi cách thức cứu dân, cứu nước của nước khác, sau đó về nước ta giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của thực dân.

- Vì thế Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước mặc dù chỉ với hai bàn tay trắng.

2. Tự lập là: chủ động, tự giác làm các công việc bằng khả năng sức lực của mình.

Khám phá 2 trang 21:

Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và nhận xét về hành vi của các bạn:

Hình ảnh: (trang 21)

1. Theo em, đâu là biểu hiện của tự lập? Đâu là biểu hiện của chưa tự lập?

2. Vì sao chúng ta cần phải tự lập? Em hãy tự đánh giá khả năng tự lập của em so với các bạn trong các hình ảnh trên.

3. Tự lập có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?

Lời giải chi tiết

1. Theo em, biểu hiện của tự lập là: hình ảnh 1, 2, 3; biểu hiện chưa tự lập: 4, 5, 6.

2. Chúng ta cần phải tự lập vì: giúp chúng ta tự tin vào khả năng của bản thân, có bản lĩnh cá nhân, dễ thành công trong cuộc sống, xứng đáng được người khác kính trọng.

Em đánh giá khả năng tự lập của em so với các bạn trong hình ảnh trên cũng khá tốt. Vì hiện nay em là học sinh lớp 6, em đã biết làm những công việc nhà giúp bố mẹ, tự giác học bài, làm bài tập về nhà, tự chăm sóc cho bản thân nếu bố mẹ vắng nhà.

3. Ý nghĩa của tự lập trong cuộc sống là: Người có tính tự lập thường biết suy nghĩ, biết đặt mục tiêu phấn đấu, rèn luyện bản thân, vậy nên người tự lập dễ thành công trong cuộc sống và được mọi người quý trọng.

Luyện tập trang 22, 23 Giáo dục công dân 6 Bài 5 - Chân trời sáng tạo

Luyện tập 1 trang 22:

Em hãy quan sát bảng kế hoạch hoạt động hè và nhận xét tính tự lập của bạn Hoa

BẢNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG HÈ (trang 22)

Lời giải chi tiết

     Dựa vào bảng trên em có nhận xét về tính tự lập của bạn đó như sau: Hoa là một bạn có tính tự lập cao, trong kỳ nghỉ hè Hoa đã lập kế hoạch cụ thể về các công việc rèn luyện hằng ngày, kết quả thực hiện của Hoa rất tốt, đảm bảo được tinh thần tự lập của bạn Hoa. Tuy nhiên, đôi khi bạn quên không làm một số việc trong bảng mục tiêu đặt ra nên kết quả chưa được tốt.

Luyện tập 2 trang 23:

Đọc các tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:

Tình huống 1: Bạn An ở gần trường nhưng bạn ấy hay đi học muộn. Khi lớp trưởng hỏi lý do, An luôn nói: “Tại bố mẹ không gọi mình dậy.”

Tình huống 2: Đọc đề bài toán, có chỗ không hiểu. Hùng rủ Tâm đến nhờ cô giáo hướng dẫn. Tâm khuyên Hùng không nên làm như vậy.

Tình huống 3: Khi được cô giáo phân nhóm để thực hiện các nhiệm vụ học tập, Đạt nghĩ rằng làm việc nhóm sẽ dẫn tới sự ỷ lại, dựa dẫm vào người khác nên không tích cực tham gia.

Tình huống 1:

Em có đồng tình với An không? Vì sao?

Nếu là bạn của An, em sẽ làm gì?

Lời giải chi tiết:

- Em không đồng tình với bạn An. Vì bố mẹ có công việc của bố mẹ, đôi lúc họ có thể bận công việc nên những việc nhỏ nhặt như dậy sớm đi học thì bạn nên rèn luyện tính tự giác cho bản thân mình. 

- Nếu là bạn An em sẽ khuyên bạn nên có đồng hồ báo thức, tập dậy sớm, rèn luyện  tính tự giác ngay từ bây giờ, để không bị đi học muộn nữa, không nên quá ỷ lại bố mẹ như vậy.

Tình huống 2:

Em có đồng tình với Tâm không? Vì sao?

Nếu là Hùng, em sẽ làm gì?

Lời giải chi tiết:

- Em không đồng tình với ý kiến của bạn Tâm. Vì đọc bài toán khó chúng ta nên cùng các bạn tìm cách giải, không nên chưa suy nghĩ gì đã vội hỏi cô giáo. Nếu như bài toán quá khó cả lớp không ai làm được thì mới nhờ cô giáo trợ giúp. 

- Nếu em là Hùng em sẽ cùng tâm ngồi lại nghiên cứu cách giải, nếu không được em có thể hỏi các bạn trong lớp, cùng các bạn suy nghĩ để làm.

Tình huống 3:

Em có đồng tình với bạn Đạt không? Vì sao?

Nếu em là bạn của Đạt, em sẽ nói gì với Đạt?

Lời giải chi tiết:

- Em không đồng tình với ý kiến của bạn Đạt. Vì làm nhóm là việc học tập cùng nhau trao đổi hợp tác, nhiều người cùng suy nghĩ tích cực sẽ có hứng thú học tập, thấy bài học bổ ích hơn và tăng sự đoàn kết giữa các bạn trong lớp.

- Nếu là bạn của Đạt, em sẽ nói với Đạt không nên có suy nghĩ như vậy, vì cá nhân mỗi người phải tập tính tự lập suy nghĩ và đóng góp ý kiến của mình vào bài nhóm có như vậy thì nhóm mới ngày càng phát triển và thành tích học tập của mình cũng được cải thiện nhiều hơn.

Luyện tập 3 trang 23:

Lập kế hoạch thể hiện tính tự lập

1. Để chuẩn bị tham gia đợt cắm trại trong 3 ngày, em hãy lên kế hoạch cụ thể, chi tiết cho từng nhiệm vụ mà em sẽ thực hiện.

2. Tưởng tượng bố mẹ đi công tác trong 1 tuần. Em sẽ lên kế hoạch và sống như thế nào khi không có bố mẹ ở nhà?

Lời giải chi tiết

1. Để chuẩn bị tham gia đợt cắm trại trong 3 ngày, em hãy lên kế hoạch cụ thể, chi tiết cho từng nhiệm vụ mà em sẽ thực hiện (HS tự liên hệ bản thân)

2. Tưởng tượng bố mẹ đi công tác trong 1 tuần. Em sẽ lên kế hoạch và sống như thế nào khi không có bố mẹ ở nhà.

Vận dụng trang 23 GDCD 6 Bài 5 - Chân trời sáng tạo

1. Em hãy xây dựng và thực hiện kế hoạch khắc phục những biểu hiện thiếu tự lập của bản thân.

2. Em hãy viết một lá thư ngắn hoặc một đoạn văn ngắn nhắc nhở bản thân tự lập hơn mỗi ngày.

Lời giải chi tiết

1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch khắc phục những biểu hiện thiếu tự lập của bản thân: Dậy sớm, tự giác trong học tập, phụ giúp bố mẹ. (HS tự liên hệ bản thân)

2. Một đoạn văn ngắn nhắc nhở bản thân tự lập hơn mỗi ngày: 

Dựa vào người khác không bằng dựa vào chính mình. Muốn thành công trong cuộc sống, tự lập là năng lực cần có ở mỗi con người. Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình, không trông chờ, dựa dẫm phụ thuộc vào người khác. Người có tính tự lập là người có bản lĩnh, luôn tự tin trước cuộc sống, có ý chí nỗ lực phấn đấu, kiên trì bền bỉ, sẵn sàng vượt qua khó khăn, gian khổ để hoàn thành tốt công việc. Người có tính tự lập hường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống và luôn nhận được sự kính trọng của mọi người. Người không biết tự lập thường sống ích kỉ, dựa dẫm vào người khác, lười biếng, ỷ lại trong công việc, bị mọi người khinh ghét và xa lánh. Là học sinh, muốn có tính tự lập, trước hết phải chăm chỉ học tập tốt, biết tự mình hoàn thành tốt mọi công việc được giao, tự chịu trách nhiệm về công việc mình làm, luôn năng động và sáng tạo trong học tập và trong cuộc sống, không bao giờ chán nản hay lùi bước trước khó khăn trở ngại. Có làm được như vậy, học sinh sẽ sớm hình thành được bản lĩnh tự lập, mai này trở thành người hữu ích, đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn Giáo Dục Công Dân 6 Bài 5: Tự lập - Chân trời sáng tạo file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
3.2
3 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com