Logo

Soạn Hóa học 10 nâng cao Bài 35: Brom (Chính xác nhất)

Soạn Hóa học 10 nâng cao Bài 35: Brom (Chính xác nhất), hướng dẫn giải bài tập trong sách giáo khoa (SGK) đầy đủ, chi tiết. Giúp học sinh ôn tập và nắm chắc kiến thức trọng tâm.
5.0
1 lượt đánh giá

Với bộ tài liệu giải bài tập SGK Hóa 10 nâng cao Bài 35: Brom, hướng dẫn cách giải chi tiết cho từng câu hỏi, từng phần học bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa bộ môn Hóa nâng cao lớp 10. Nội dung chi tiết các em xem tại đây.

Giải bài 1 trang 142 SGK Hóa lớp 10 nâng cao

Chất NaBrO có tên là gì?

A. Natri bromit;

B. Natri bromua;

C. Natri bromat;

D. Natri hipobromit.

Lời giải:

Chọn D.

Giải bài 2 trang 142 SGK Hóa lớp 10 nâng cao

Chứng minh rằng brom có tính oxi hóa yếu hơn clo và mạnh hơn iot.

Lời giải:

Phương trình phản ứng chứng minh:

Brom có tính oxi hóa yếu hơn clo: Cl2 + 2NaBr -> 2NaCl + Br2

Brom có tính oxi hóa mạnh hơn iot: Br2 + 2NaI -> 2NaBr + I2

Giải bài 3 trang 142 SGK Hóa lớp 10 nâng cao

So sánh tính chất hóa học của axit bromhiđric với axit flohiđric và axit clohiđric

Lời giải:

Giống nhau: Điều có tính chất chung của một axit (quỳ tím hóa đỏ; tác dụng với bazơ, tác dụng với muối, tác dụng với kim loại).

Fe + 2HCl → FeCl2 +H2

CuO + 2HBr → CuBr2 + H2O

CaCO3 + 2HI → CaI2+ CO2 +H2O.

Khác nhau: - Từ HF đến HI: tính axit và tính khử tăng dần.

K2Cr2O7 + 14HCl → 3Cl2 + 2KCl + 2CrCl3 + 7H2O

2HBr + H2SO4 → Br2 + SO2 + 2H2O

4HBr + O2 → 2H2O + 2Br2

8HI +H2SO4 → 4I2 + H2S + 4H2O

- Riêng dung dịch HF ăn mòn thủy tinh: 4HF+SiO2 → SiF4 + 2H2O.

Giải bài 4 trang 142 SGK Hóa lớp 10 nâng cao

Người ta có thể điều chế brom bằng cách cho axit sunfuric đặc tác dụng với hỗn hợp rắn KBr và MnO2.

a) Viết phương trình hóa học và cho biết vai trò của từng chất trong phản ứng.

b) Tính khối lượng của mỗi chất cần dùng để điều chế 32g brom.

Lời giải:

a) Phương trình phản ứng xảy ra:

KBr là chất khử; MnO2 là chất oxi hóa; H2SO4 là môi trường.

b) Tính khối lượng mỗi chất đem dùng.

Theo phương trình phản ứng ta có:

nKBr = 0,4 (mo1) => mKBr = 0,4.119 = 47,6 (gam)

nMnO2 = 0,2 (mol) => mMnO2 = 0,2.87 = 17,4 (gam)

nH2SO4 = 0,4 (mol) => mH2SO4 = 0,4.98 = 39,2(gam).

Giải bài 5 trang 142 SGK Hóa lớp 10 nâng cao

Nước biển chứa một lượng nhỏ muối natri bromua. Bằng cách làm bay hơi nước biển, người ta thu được dung dịch chứa NaBr với hàm lượng 40 g/l. Cần dùng bao nhiêu lít dung dịch đó và bao nhiêu lít khí clo (ở điều kiện tiêu chuẩn) để điều chế 3 lít brom lỏng (khối lượng riêng 3,12 kg/l)

Lời giải:

Ta có: mBr2 = 3,12.3 = 9,36 (kg)

Giải bài 6 trang 142 SGK Hóa lớp 10 nâng cao

Trong sản xuất brom từ các bromua có trong tự nhiên, để thu được một tấn brom phải dùng hết 0,6 tấn clo. Hỏi việc tiêu hao clo như vậy vượt bao nhiêu phần trăm so với dung lượng cần dùng theo lí thuyết?

Lời giải:

Khối lượng Cl2 dùng để sản xuất 1 tấn brom trên lí thuyết

=> mCl2tiêu hao: 0,6 – 0,44375 = 0,15625 (tấn)

Vậy khối lượng Cl2 tiêu hao thực tế vượt so với khối lượng cần dùng theo lí thuyết:

Giải bài 7 trang 142 SGK Hóa lớp 10 nâng cao

Chất A là chất muối canxi halogenua. Cho dung dịch chứa 0,2 gam A tác dụng với lượng dư dung dịch bạc nitrat thì thu được 0,376 gam kết tủa bạc halogenua. Hãy xác định công thức chứa A.

Lời giải:

Đặt công thức của A là CaX2 (a mol), khối lượng mol nguyên tử của X là X

Giải ra được X = 80. Vậy X là Br (brom). Công thức của A là CaBr2.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về giải bài tập SGK Hóa học lớp 10 nâng cao Bài 35: Brom, file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com