Logo

Giải Tập bản đồ Lịch sử lớp 6 Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông

Giải Tập bản đồ Lịch sử lớp 6 Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông. Hướng dẫn giải bài tập trong tập bản đồ tranh ảnh bài tập Lịch sử 6 đầy đủ và ngắn gọn. Hỗ trợ học sinh ôn luyện hiệu quả.
5.0
1 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo hướng dẫn giải Tập bản đồ Lịch Sử lớp 6 Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông được đội ngũ chuyên gia biên soạn chi tiết và rõ ràng tại đây.

Bài 1 trang 9 Tập bản đồ Sử 6

Quan sát lược đồ dưới đây và dựa vào nội dung SGK, em hãy:

a. Điền các từ Ai Cập, Trung Quốc, Ấn Độ vào chỗ (…) trên lược đồ.

b. Tô màu khác nhau vào lãnh thổ các quốc gia cổ đại.

Lời giải:

c. Đánh dấu x vào ô trống ứng với những ý em cho là đúng.

Lời giải:

+) Các quốc gia cổ đại phương Đông gồm những nước nào?

X Ai Cập, khu vực Lưỡng Hà
  Hi Lạp, Rô-ma
X Trung Quốc, Ấn Độ

+) Quá trình hình thành của các quốc gia cổ đại phương Đông có đặc điểm chung gì?

X Đều hình thành ở lưu vực các dòng sông lớn, nơi đất đai màu mỡ, thuận lợi cho việc trồng trọt
  Đều hình thành ở các vùng rừng núi, nơi có nhiều hang đá, mái đá
  Đều hình thành ở các vùng thuận lợi cho săn bắt và chăn nuôi gia súc

d. Điền tiếp những từ thích hợp vào chỗ (…) trong các câu dưới đây.

Lời giải:

- Quốc gia cổ đại Ai Cập được hình thành trên lưu vực sông Nin.

- Các quốc gia cổ đại khu vực Lưỡng Hà được hình thành trên lưu vực các sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ.

- Quốc gia cổ đại Ấn Độ được hình thành trên lưu vực các sông Ấn và sông Hằng.

- Quốc gia cổ đại Trung Quốc được hình thành trên lưu vực các sông Hoàng Hà và Trường Giang.

Bài 2 trang 10 Tập bản đồ Sử 6

Quan sát hình 8 – Tranh khắc trên tường đá một lăng mộ ở Ai Cập thế kỉ XIV TCN trong SGK và dựa vào nội dung bài học, em hãy đánh dấu x vào ô trống ứng với ý em cho là đúng.

Lời giải:

+) Tranh khắc trên tường đá một lăng mộ ở Ai Cập thế kỉ XIV TCN miêu tả nội dung gì?

  Người Ai Cập cổ đại đang tiến hành một lễ hội cầu mong cho mùa màng bội thu
  Người Ai Cập cổ đại đang khai phá đất đai để trồng trọt, sản xuất
X Người Ai Cập cổ đại đang thu hoạch mùa màng và nộp tiền cho quý tộc

+) Tranh khắc trên tường đá một lăng mộ ở Ai Cập thế kỉ XIV TCN giúp chúng ta biết được điều gì?

X Nghề nông trồng lúa nước ngày càng phát triển và trở thành ngành kinh tế chính
  Nghề nông trồng lúa nước đã rất phát triển và nông dân là tầng lớp thống trị xã hội
X Trong xã hội đã bắt đầu có sự phân chia thành kẻ giàu, người nghèo

Bài 3 trang 10 Tập bản đồ Sử 6​​​​​​​

Quan sát hình 9 – Bia đá khắc luật Ham-mu-ra-bi (Lưỡng Hà) và đọc kĩ nội dung SGK, em hãy:

a. Đánh dấu x vào ô trống ứng với những ý em cho là đúng.

Lời giải:

+) Vì sao nô lệ và dân nghèo nổi dậy đấu tranh chống lại tầng lớp quý tộc?

X Họ bị bóc lột và bị đối xử tàn nhẫn
X Họ bị bắt làm lao dịch, xây dựng cung điện, đền tháp không công cho quý tộc
  Họ bị bắt đi lính để tham gia các cuộc chiến tranh, cướp bóc của cải cho tầng lớp quý tộc

+) Nội dung điều 42 và 43 trong luật Ham-mu-ra-bi là gì?

X Quy định trách nhiệm của người thuê ruộng đối với chủ ruộng
  Quy định trách nhiệm chủ ruộng đối với người thuê ruộng
  Quy định trách nhiệm của chủ ruộng và người thuê ruộng đối với nhà nước

b. Trình bày ngắn gọn những đặc điểm của các tầng lớp cư dân trong xã hội cổ đại phương Đông vào chỗ chấm (…) trong bảng dưới đây.

Lời giải:

Quý tộc, quan lại Nông dân Nô lệ
Có nhiều của cải và quyền thế, đứng đầu là vua nắm mọi quyền hành Là bộ phận đông đảo nhất trong xã hội, có vai trò to lớn trong sản xuất. Họ nhận ruộng đất ở công xã để cày cấy và phải nộp một phần thu hoạch và lao dịch không công cho quý tộc Phục dịch cho nhà vua và quý tộc bị đối xử tàn nhẫn

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Tập bản đồ Lịch sử 6 Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
Có thể bạn quan tâm
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com