Mời các em học sinh cùng quý phụ huynh tham khảo ngay hướng dẫn giải các bài tập 1, 2, 3 trang 104: Diện tích hình bình hành sách giáo khoa Toán 4 gồm phương pháp giải và đáp án chính xác, chi tiết nhất được trình bày dễ hiểu dưới đây:
Muốn tính diện tích hình bình hành ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
S = a × h
Trong đó: S là diện tích; a là độ dài đáy; h là chiều cao của hình bình hành.
Tính diện tích của mỗi hình bình hành sau:
Phương pháp giải:
Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
S = a × h
(S là diện tích, a là độ dài cạnh đáy, h là chiều cao hình bình hành).
Đáp án:
Hình bình hành thứ nhất có diện tích là:
9 × 5 = 45 (cm2)
Hình bình hành thứ hai có diện tích là:
13 × 4 = 52 (cm2)
Hình bình hành thứ ba có diện tích là:
7 × 9 = 63 (cm2)
Đáp số: 45 cm2; 52 cm2; 63 cm2.
Tính diện tích của:
Phương pháp giải:
Diện tích hình chữ nhật bằng chiều dài nhân với chiều rộng
Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
S = a × h
(S là diện tích, a là độ dài cạnh đáy, h là chiều cao hình bình hành)
Đáp án:
a) Diện tích hình chữ nhật là:
10 × 5 = 50 (cm2)
b) Diện tích hình bình hành là:
10 × 5 = 50 (cm2)
Nhận xét: Hình chữ nhật và hình bình hành đã cho có diện tích bằng nhau.
Tính diện tích của hình bình hành biết:
a) Độ dài đáy là 4dm, chiều cao là 34 cm.
b) Độ dài đáy là 4m; chiều cao là 13 dm.
Phương pháp giải:
Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
S = a × h
(S là diện tích, a là độ dài cạnh đáy, h là chiều cao hình bình hành).
Đáp án:
a) Đổi 4dm = 40cm
Diện tích của hình bình hành là: 40 × 34 = 1360 (cm2)
b) Đổi 4m = 40dm
Diện tích hình bình hành là: 40 × 13 = 520 (dm2)
Đáp số: 1360cm2; 520dm2
CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải Giải toán lớp 4 trang 102, 103, 104 file word, pdf hoàn toàn miễn phí