Logo

Giải Bài 61: Diện tích Hình bình hành Toán VNEN lớp 4

Giải Bài 61: Diện tích Hình bình hành Toán VNEN lớp 4 trang 10, 11 sách giáo khoa chương trình mới chi tiết, dễ hiểu giúp các em tiếp thu bài học hiệu quả
5.0
0 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn Giải Toán lớp 4 VNEN Bài 61: Diện tích Hình bình hành được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây. Hi vọng sẽ giúp các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học, bổ sung cho mình các kỹ năng thực hành giải bài tập một cách chính xác nhất.

Hoạt động cơ bản Diện tích Hình bình hành Toán lớp 4

1. Chơi trò chơi "thi cắt ghép hình"

2. Đọc kĩ nội dung sau nghe thầy/ cô giáo hướng dẫn (sgk)

Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân vơi chiều cao (cùng một đơn vị đo)

S = a x h

(S là diện tích, a là độ dài đáy, h là chiều cao của hình bình hành)

3. Tính diện tích mỗi hình bình hành sau:

Trả lời:

- Hình a: Diện tích hình bình hành là: S = 9 x 5 = 45 (cm2)

- Hình b: Diện tích hình bình hành là: S = 13 x 4 = 52 (cm2)

- Hình c: Diện tích hình bình hành là: S = 7 x 9 = 63 (cm2)

Hoạt động thực hành Diện tích Hình bình hành Toán lớp 4

Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong bài học mời các em cùng tham khảo

Câu 1 trang 10 sách Toán 4 VNEN tập 2

Tính diện tích hình bình hành biết:

a. Độ dày đáy là 4dm, chiều cao 34cm

b. Độ dày đáy là 4m, chiều cao là 13dm

Đáp án và hướng dẫn giải

a. Độ dày đáy là 4dm, chiều cao 34cm

Đổi: 4dm = 40 cm

Diện tích hình bình hành là:

S = 40 x 34 = 1360 (cm2)

Đáp số: 1360cm2

b. Độ dày đáy là 4m, chiều cao là 13dm

Đổi: 4m = 40dm

Diện tích hình bình hành là:

S= 40 x 13 = 520 (dm2)

Đáp số: 520 dm2

Câu 2 tập 2 trang 11 Toán VNEN 4

Nêu tên các cặp cánh đội diện trong mỗi hình sau:

Đáp án

- Hình chữ nhật ABCD có các cặp cạnh đối diện là: AB và DC, AD và BC

- Hình bình hành EGHK có các cặp cạnh đối diện là: EG và HK, EK và GH

- Hình tứ giác MNPQ có các cặp cạnh đối diện là: MN và QP, MQ và NP

Câu 3 sách Toán lớp 4 VNEN tập 2 trang 11

Viết vào ô trống (theo mẫu):

Độ dài đáy

7cm

14dm

23m

Chiều cao

16cm

13dm

16m

Diện tích hình bình hành

7 x 16 = 112cm2

 

 

Đáp án

Độ dài đáy

7cm

14dm

23m

Chiều cao

16cm

13dm

16m

Diện tích hình bình hành

7 x 16 = 112cm2

14 x 13 = 182dm2

23 x 16 = 368m2

Câu 4 sách tập 2 Toán VNEN lớp 4 trang 11

Hình bình hành ABCD có độ dài cạnh AB là a, độ dài cạnh BC là b

Công thức tính chu vi P của hình bình hành là:

P = (a + b) x 2 (a và b cùng một đơn vị đo)

Áp dụng công thức trên để tính chu vi hình bình hành biết:

a. a = 8cm b= 3cm

b. a= 10dm b = 5dm

Đáp án

a. a = 8cm; b = 3cm

Chu vi của hình bình hành là:

P = (8 + 3) x 2 = 22 (cm)

Đáp số: 22 cm

b. a = 10dm; b = 5dm

Chu vi của hình bình hành là:

P = (10 + 5) x 2 = 30 (dm)

Đáp số: 30dm

Hoạt động ứng dụng Diện tích Hình bình hành Toán lớp 4

Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong bài học một cách chi tiết, dễ hiểu

Câu 1 SGK Toán 4 VNEN trang 11 tập 2

Một mảnh đất trồng hoa hình bình hành có độ dài đáy là 40dm, chiều cao 25dm. Tính diện tích mảnh đất đó?

Đáp án

Diện tích của mảnh đất trồng hoa hình bình hành là:

S = 40 x 25 = 1000 (dm2)

Đáp số: 1000 dm2

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Bài 61: Diện tích Hình bình hành Toán VNEN lớp 4 file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
0 lượt đánh giá
Tham khảo thêm:
    CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
    Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
    Copyright © 2020 Tailieu.com