Để ôn luyện sâu kiến thức, các em cần tích cực giải các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập từ đó tìm ra phương pháp giải hay cho các dạng toán, chuẩn bị tốt cho các kì thi sắp tới. Dưới đây là hướng dẫn giải bài tập Toán lớp 5 Bài Luyện tập chung trang 127 đầy đủ nhất từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ miễn phí, hỗ trợ các em ôn luyện hiệu quả. Mời các em học sinh cùng quý thầy cô tham khảo dưới đây.
Giải Toán lớp 5 trang 128 Bài: Luyện tập chung | Hay nhất
Giải Toán lớp 5 trang 134: Luyện tập - Bài tập 1, 2, 3, 4
Giải Toán lớp 5 SGK trang 124, 125 Luyện tập chung
Cho hình thang vuông ABCD (xem hình vẽ) có AB = 4cm, DC = 5cm, AD = 3cm. Nối D với B được hai hình tam giác ABD và BDC.
a) Tính diện tích mỗi hình tam giác đó.
b) Tính tỉ số phần trăm của diện tích hình tam giác ABD và diện tích hình tam giác BDC.
Phương pháp giải
- Tam giác BDC có chiều cao bằng chiều cao của hình thang ABCD là AD = 3cm.
- Muốn tính diện tích tam giác ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao tương ứng (cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2.
- Muốn tính diện tích tam giác vuông ta lấy tích độ dài hai cạnh góc vuông (cùng đơn vị đo) chia cho 2.
- Muốn tính diện tích hình thang ta lấy tổng độ dài hai cạnh đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2.
- Muốn tìm tỉ số phần trăm của A và B ta lấy A chia cho B, sau đó lấy thương vừa tìm được nhân với 100 và viết thêm kí hiệu % vào bên phải tích vừa tìm được.
Lời giải:
a) Diện tích tam giác ABD là:
4 x 3 : 2 = 6 (cm2)
Diện tích tam giác BDC là:
5 x 3 :2 = 7,5 (cm2)
b) Tỉ số phần trăm của diện tích tam giác ABD và BDC là:
6 : 7,5 = 0,8 = 80 %
Đáp số: a) 6cm2 và 7,5cm2
b) 80%
Cho hình bình hành MNPQ (xem hình vẽ) có MN = 12cm, chiều cao KH = 6cm. So sánh diện tích hình tam giác KQP với tổng diện tích của hình tam giác MKQ và hình tam giác KNP.
Phương pháp giải
Áp dụng công thức tính diện tích tam giác: S = a × h : 2 (trong đó a là độ dài đáy, h là chiều cao tương ứng), tính diện tích từng hình rồi so sánh kết quả với nhau.
Lời giải:
Diện tích tam giác KQP là:
12 x 6 : 2 = 36 (cm2)
Diện tích hình bình hành MNPQ là:
12 x 6 = 72 (cm2)
Tổng diện tích hình tam giác MKQ và KNP là:
72 – 36 = 36 (cm2)
Vậy tổng diện tích hình tam giác MKQ và KNP bằng diện tích hình tam giác KQP.
Nói thêm: còn có thể giải như sau:
Vì có chung đáy PQ và đường cao HK nên diện tích tam giác KPQ bằng nửa diện tích hình bình hành MNPQ. Vậy diện tích tam giác KPQ bằng diện tích phần còn lại của hình bình hành và do đó bằng tổng diện tích hai tam giác MKQ và KNP
Trên hình dưới đây, hãy tính diện tích phần đã tô màu của hình tròn.
Phương pháp giải
- Quan sát hình vẽ ta thấy đường kính của hình tròn tâm O là 5 cm.
- Tính bán kính hình tròn ta lấy đường kính chia cho 2.
- Tính diện tích hình tròn = bán kính × bán kính × 3,14.
- Tính diện tích tam giác ABC = BA × BC : 2 (vì tam giác ABC vuông tại B).
- Diện tích phần đã tô màu của hình tròn = diện tích hình tròn tâm O − diện tích tam giác ABC.
Lời giải:
bán kính hình tròn dài:
5 : 2 = 2,5 (cm)
Diện tích hình tròn là:
2,5 x 2,5 x 3,14 = 19,625 (cm2)
Diện tích hình tam giác là:
4 x 3: 2 = 6 (cm2)
Diện tích phần đã tô màu là:
19,625 – 6 = 13,625 (cm2)
Đáp số: 13,625 cm2
►►Tải free hướng dẫn giải bài tập Toán lớp 5 Bài Luyện tập chung trang 127 file word, pdf tại đường link dưới đây:
Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô giáo tham khảo và đối chiếu đáp án chính xác.
Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn toán như đề kiểm tra học kì, 1 tiết, 15 phút trên lớp, hướng dẫn giải sách giáo khoa, sách bài tập được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.