Hướng dẫn giải bài tập Toán lớp 6 VNEN Bài 15: Tính chất của phép nhân chi tiết, dễ hiểu được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập. Mời các em tham khảo tại đây.
Câu 1 (trang 110 Toán 6 VNEN Tập 1): Thực hiện lần lượt các hoạt động sau
- Em đố bạn nhắc lại các tính chất của phép nhân các số tự nhiên và cho ví dụ.
Trả lời:
* Tính chất giao hoán của phép nhân: a.b = b.a với mọi số tự nhiên a và b.
Ví dụ: 2.5 = 5.2.
* Tính chất kết hợp của phép nhân: (a.b).c = a.(b.c) với mọi số tự nhiên a, b và c.
Ví dụ: (2.5) .6 = 2. (5.6).
- Tính và so sánh:
a) (+3).(-2) và (-2).(+3);
b) (-5).(-7) và (-7).(-5);
c) [4.(-6)] . (-8) và 4. [(-6).(-8)];
d) 9. [(-2) + (-3)] và 9. (-2) + 9. (-3).
Trả lời:
a) (+3).(-2) và (-2).(+3)
(+3).(-2) = -(3.2) = -6; (-2).(+3) = -(2.3) = -6.
Như vậy: (+3).(-2) = (-2).(+3)
b) (-5).(-7) và (-7).(-5)
(-5).(-7) = 5.7 = 35; (-7).(-5) = 7.5 = 35.
Như vậy: (-5).(-7) = (-7).(-5)
c) [4.(-6)] . (-8) và 4. [(-6).(-8)]
[4.(-6)] . (-8) = (-24).(-8) = 192; 4. [(-6).(-8)] = 4. 48 = 192;
Như vậy: [4.(-6)] . (-8) = 4. [(-6).(-8)]
d) 9. [(-2) + (-3)] và 9. (-2) + 9. (-3)
9. [(-2) + (-3)] = 9.(-5) = -45; 9. (-2) + 9. (-3) = (-18) + (-27) = -45.
- Nhận xét về kết quả của các phép tính trên.
Trả lời:
Các phép tính trên có kết quả như nhau theo từng cặp.
Câu 1 (trang 110,111 Toán 6 VNEN Tập 1): Đọc kĩ nội dung sau
Sgk trang 110, 111 Toán 6 VNEN Tập 1
Câu 1 (trang 111 Toán 6 VNEN Tập 1): Tính:
a) 15 . (-2) . (-5) . (-6);
b) 4 . 7 . (-11) . (-2).
Trả lời:
a) 15 . (-2) . (-5) . (-6) = -900;
b) 4 . 7 . (-11) . (-2) = 616.
Câu 2 (trang 111 Toán 6 VNEN Tập 1): Thay một thừa số bằng tổng để tính:
a) -57 . 11;
b) 75 . (-21).
Trả lời:
a) -57 . 11 = -57 . (10 + 1) = (-57) . 10 + (-57) . 1 = (-570) + (-57) = -627;
b) 75 . (-21) = 75 . [(-10) + (-10) + (-1)] = 75 . (-10) + 75 . (-10) + 75 . (-1)
= (-750) + (-750) + (-75) = -1575.
Câu 3 (trang 111 Toán 6 VNEN Tập 1): Tính:
a) (37 – 17) . (-5) + 23 . (-13 – 17);
b) (-57) . (67 – 34) – 67 . (34 – 57).
Trả lời:
a) (37 – 17) . (-5) + 23 . (-13 – 17) = 20 . (-5) + 23 . (-30) = -100 + (-690) = -790;
b) (-57) . (67 – 34) – 67 . (34 – 57) = (-57) . 67 – (-57) . 34 – 67 . 34 + 67 . 57
= [-(57 . 67) + (67 . 57)] – 34 . [(-57) + 67)
= -34 . 10 = -340.
Câu 4 (trang 111 Toán 6 VNEN Tập 1): Tính nhanh:
a) (-4) . (+125) . (-25) . (-6) . (-8);
b) (-98) . (1 – 246) – 246 . 98.
Trả lời:
a) (-4) . (+125) . (-25) . (-6) . (-8) = [125 . (-8)] . [(-25) . (-4)] . (-6)
= (-1000) . 100 . (-6) = 600 000;
b) (-98) . (1 – 246) – 246 . 98 = (-98) . (-245) – 246 . 98
= 98 . 245 – 246 . 98
= 98 . (245 – 246)
= 98 . (-1) = -98.
Câu 5 (trang 111 Toán 6 VNEN Tập 1): Viết các tích sau dưới dạng lũy thừa:
a) (-5) . (-5) . (-5) . (-5) . (-5);
b) (-2) . (-2) . (-2) . (-3) . (-3) . (-3).
Trả lời:
a) (-5) . (-5) . (-5) . (-5) . (-5) = (-5)5;
b) (-2) . (-2) . (-2) . (-3) . (-3) . (-3) = (-2)3.(-3)3.
Câu 1 (trang 111 Toán 6 VNEN Tập 1): Đố vui:
Bình nói rằng bạn ấy đã nghĩ ra được hai số nguyên khác nhau nhưng bình phương của chúng lại bằng nhau. Bạn Bình nói có đúng không? Vì sao?
Bạn An nói rằng bất kì số nguyên nào lũy thừa bậc chẵn cũng là số nguyên dương. Bạn An nói có đúng không? Vì sao?
Trả lời:
Bạn Bình nói đúng vì có thể hai số mà bạn Bình nghĩ đến là hai số nguyên đối nhau. Vì vậy, khi bình phương chúng lên, ta được hai giá trị bằng nhau.
Ví dụ: 2 và -2, 3 và -3,...
Bạn An nói chưa đúng vì 0 cũng là số nguyên nhưng 0 lũy thừa bậc chẵn lên không phải là số nguyên dương.
Câu 2 (trang 112 Toán 6 VNEN Tập 1): Tính:
a) 237 . (-26) + 26 . 137;
b) 63 . (-25) + 25 . (-23).
Trả lời:
a) 237 . (-26) + 26 . 137 = (100 + 137). (-26) + 26 . 137
= 100 . (-26) + 137 . (-26) + 26 . 137 = -2600;
b) 63 . (-25) + 25 . (-23) = (-63) . 25 + 25 . (-23)
= 25 . [(-63) + (-23)]
= 25 . (-86) = -2150.
Câu 3 (trang 112 Toán 6 VNEN Tập 1): Không tính, hãy so sánh:
a) (-2) . (-3) . (-2014) với 0;
b) (-1) . (-2) . … . (-2014) với 0.
Trả lời:
a) (-2) . (-3) . (-2014) < 0 vì có lẻ hạng tử âm;
b) (-1) . (-2) . … . (-2014) > 0 vì có chẵn hạng tử âm
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Toán lớp 6 sách VNEN Tập 1 Bài 15: Tính chất của phép nhân file PDF hoàn toàn miễn phí.