Hướng dẫn giải sách giáo khoa Toán lớp 8 trang 50, 51 tập 2 bài: Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối đầy đủ, chi tiết nhất. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học sinh tham khảo, chuẩn bị cho bài học sắp tới được tốt nhất.
Rút gọn các biểu thức:
a) C = |-3x| + 7x – 4 khi x ≤ 0;
b) D = 5 – 4x + |x - 6| khi x < 6.
Lời giải
a) x ≤ 0 nên – 3x ≥ 0 ⇒ |-3x| = -3x
Vậy C = |-3x| + 7x – 4 = -3x + 7x - 4 = 4x - 4
b) x < 6 nên x – 6 < 0 ⇒ |x - 6| = -(x - 6) = 6 - x
Vậy D = 5 – 4x + |x - 6| = 5 – 4x + 6 – x = 11 – 5x
Giải các phương trình:
a) |x + 5| = 3x + 1;
b) |-5x| = 2x + 21.
Lời giải
a) Với x ≥ -5 thì x + 5 ≥ 0 nên |x + 5| = x + 5
x + 5 = 3x + 1 ⇔ 2x = 4 ⇔ x = 2 (thỏa mãn điều kiện x ≥ -5)
Với x < -5 thì x + 5 < 0 nên |x + 5| = - (x + 5) = - x - 5
-x - 5 = 3x + 1 ⇔ 4x = -6 ⇔ x = (không thỏa mãn điều kiện x ≤ -5)
Vậy tập nghiệm của bất phương trình |x + 5| = 3x + 1 là S = {2}
a) Với x ≥ 0 thì - 5x ≤ 0 nên |-5x| = -(-5x) = 5x
|-5x|= 2x + 21 ⇔ 5x = 2x + 21
⇔ 3x = 21 ⇔ x = 7 (không thỏa mãn điều kiện x ≥0)
Với x < 0 thì – 5x > 0 nên |-5x| = -5x
|-5x|= 2x + 21 ⇔ -5x = 2x + 21
⇔ -7x = 21 ⇔ x = -3 (thỏa mãn điều kiện x < 0)
Vậy tập nghiệm của bất phương trình |-5x|= 2x + 21 là S = {-3}
Bỏ dấu giá trị tuyệt đối và rút gọn các biểu thức:
a) A = 3x + 2 + |5x| trong hai trường hợp: x ≥ 0 và x < 0;
b) B = |-4x| - 2x + 12 trong hai trường hợp: x ≤ 0 và x > 0;
c) C = |x - 4| - 2x + 12 khi x > 5;
d) D = 3x + 2 + |x + 5|.
Ghi nhớ
(Trước khi đi vào lời giải, bạn cần ghi nhớ: Trị tuyệt đối của một số không âm bằng chính nó; Trị tuyệt đối của một số âm bằng số đối của nó.
Ví dụ:
|5x| = 5x khi x ≥ 0
|5x| = -5x khi x < 0)
Lời giải:
(Bài dưới được trình bày dựa theo cách trình bày ở Ví dụ 1 trang 50 sgk Toán 8 Tập 2. Bạn có thể rút gọn nếu bạn thích.)
a) - Khi x ≥ 0 ta có 5x ≥ 0 nên |5x| = 5x
Vậy A = 3x + 2 + 5x = 8x + 2
- Khi x < 0 ta có 5x < 0 nên |5x| = -5x
Vậy A = 3x + 2 - 5x = -2x + 2
b) - Khi x ≤ 0 ta có -4x ≥ 0 (nhân hai vế với số âm) nên |-4x| = -4x
Vậy B = -4x - 2x + 12 = -6x + 12
- Khi x > 0 ta có -4x < 0 nên |-4x| = -(-4x) = 4x
Vậy B = 4x - 2x + 12 = 2x + 12
c) - Khi x > 5 ta có x - 4 > 1 (trừ hai vế cho 4) hay x - 4 > 0 nên |x - 4| = x - 4
Vậy C = x - 4 - 2x + 12 = -x + 8
d) D = 3x + 2 + x + 5 khi x + 5 ≥ 0
hoặc D = 3x + 2 - (x + 5) khi x + 5 < 0
Vậy D = 4x + 7 khi x ≥ -5
hoặc D = 2x - 3 khi x < -5
Giải các phương trình:
a) |2x| = x - 6 ; b) |-3x| = x - 8
c) |4x| = 2x + 12 ; d) |-5x| - 16 = 3x
Lời giải:
a) |2x| = x – 6 (1)
Ta có: |2x| = 2x khi 2x ≥ 0 hay x ≥ 0
|2x| = -2x khi 2x < 0 hay x < 0.
Vậy phương trình (1) tương đương với:
+ 2x = x – 6 với điều kiện x ≥ 0
2x = x – 6 ⇔ x = -6
Giá trị x = -6 không thỏa mãn điều kiện x ≥ 0 nên không phải nghiệm của (1)
+ -2x = x – 6 với điều kiện x < 0
-2x = x – 6 ⇔ -3x = -6 ⇔ x = 2.
Giá trị x = 2 không thỏa mãn điều kiện x < 0 nên không phải nghiệm của (1).
Vậy phương trình (1) vô nghiệm.
b) |-3x| = x – 8 (2)
Ta có: |-3x| = -3x khi -3x ≥ 0 hay x ≤ 0.
|-3x| = -(-3x) = 3x khi -3x < 0 hay x > 0.
Vậy phương trình (2) tương đương với:
+ -3x = x – 8 với điều kiện x ≤ 0
-3x = x – 8 ⇔ -4x = -8 ⇔ x = 2
Giá trị x = 2 không thỏa mãn điều kiện x ≤ 0 nên không phải nghiệm của (2).
+ 3x = x – 8 với điều kiện x > 0
3x = x – 8 ⇔ 2x = -8 ⇔ x = -4.
Giá trị x = -4 không thỏa mãn điều kiện x > 0 nên không phải nghiệm của (2).
Vậy phương trình (2) vô nghiệm.
c) |4x| = 2x + 12 (3)
Ta có: |4x| = 4x khi 4x ≥ 0 ⇔ x ≥ 0
|4x| = -4x khi 4x < 0 hay x < 0.
Vậy phương trình (3) tương đương với:
+ 4x = 2x + 12 với điều kiện x ≥ 0
4x = 2x + 12 ⇔ 2x = 12 ⇔ x = 6.
Giá trị x = 6 thỏa mãn điều kiện x ≥ 0 nên là nghiệm của (3)
+ -4x = 2x + 12 với điều kiện x < 0
-4x = 2x + 12 ⇔ -6x = 12 ⇔ x = -2.
Giá trị x = -2 thỏa mãn điều kiện x < 0 nên là nghiệm của (3).
Vậy phương trình (3) có hai nghiệm x = 6 và x = -2.
d) |-5x| - 16 = 3x (4)
Ta có: |-5x| = -5x khi -5x ≥ 0 hay x ≤ 0.
|-5x| = -(-5x) = 5x khi -5x < 0 hay x > 0.
Vậy phương trình (4) tương đương với:
+ -5x – 16 = 3x với điều kiện x ≤ 0.
-5x – 16 = 3x ⇔ -5x – 3x = 16 ⇔ -8x = 16 ⇔ x = -2.
Giá trị x = -2 thỏa mãn điều kiện x ≤ 0 nên là nghiệm của (4).
+ 5x – 16 = 3x với điều kiện x > 0.
5x – 16 = 3x ⇔ 5x – 3x = 16 ⇔ 2x = 16 ⇔ x = 8
Giá trị x = 8 thỏa mãn điều kiện x > 0 nên là nghiệm của (4).
Vậy phương trình (4) có nghiệm x = -2 và x = 8.
Giải các phương trình:
a) |x - 7| = 2x + 3; b) |x + 4| = 2x - 5
c) |x+ 3| = 3x - 1; d) |x - 4| + 3x = 5
Lời giải:
a) |x – 7| = 2x + 3 (1)
Ta có: |x – 7| = x – 7 khi x – 7 ≥ 0 hay x ≥ 7.
|x – 7| = -(x – 7) = 7 – x khi x – 7 < 0 hay x < 7.
Vậy phương trình (1) tương đương với:
+ x – 7 = 2x + 3 khi x ≥ 7
x – 7 = 2x + 3 ⇔ x = -10.
Giá trị x = -10 không thỏa mãn điều kiện x ≥ 7 nên không phải nghiệm của (1).
+ 7 – x = 2x + 3 khi x < 7.
7 – x = 2x + 3 ⇔ 3x = 4 ⇔ x = 4/3
Giá trị x = 4/3 thỏa mãn điều kiện x < 7 nên là nghiệm của (1)
Vậy phương trình (1) có nghiệm x = 4/3.
b) |x + 4| = 2x – 5 (2)
Ta có: |x + 4| = x + 4 khi x + 4 ≥ 0 hay x ≥ -4.
|x + 4| = -(x + 4) = -x – 4 khi x + 4 < 0 hay x < -4.
Vậy phương trình (1) tương đương với:
+ x + 4 = 2x – 5 khi x ≥ -4
x + 4 = 2x – 5 ⇔ x = 9
Giá trị x = 9 thỏa mãn điều kiện x ≥ -4 nên là nghiệm của (2).
+ -x – 4 = 2x – 5 khi x < -4.
– x – 4 = 2x – 5 ⇔ 3x = 1 ⇔ x = 1/3
Giá trị x = 1/3 không thỏa mãn điều kiện x < -4 nên không phải nghiệm của (2)
Vậy phương trình (2) có nghiệm x = 9.
Vậy phương trình có nghiệm
►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để giải toán lớp 8 SGK trang 50, 51 tập 2 file word, pdf hoàn toàn miễn phí.