Logo

Giải vở bài tập Công Nghệ 8 Bài 37. Phân loại và số liệu kỹ thuật của đồ dùng điện

Giải vở bài tập Công Nghệ 8 Bài 37. Phân loại và số liệu kỹ thuật của đồ dùng điện. Hướng dẫn cách làm bài tập trong VBT nhanh và chính xác nhất. Hỗ trợ học sinh hiểu sâu và ứng dụng với các câu hỏi tương tự.
5.0
1 lượt đánh giá

Mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn giải VBT Công nghệ 8 Bài 37. Phân loại và số liệu kỹ thuật của đồ dùng điện hay, ngắn gọn được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức và củng cố bài học của mình trong quá trình học tập môn Công nghệ.

Giải VBT Công nghệ lớp 8 Bài 37: Phân loại đò dùng điện gia đình trang 82

- Em hãy nêu tên và công dụng của các đồ dùng điện gia đình trên hình 37.1 SGK vào bảng dưới đây

Lời giải:

TT

Tên

Công dụng

1

Bóng đèn sợi đốt

thắp sáng.

2

Đèn huỳnh quang

thắp sáng.

3

Bình nước giữ nhiệt

chứa nước và giữ nhiệt.

4

Nồi cơm điện

nấu cơm.

5

Bàn là

là quần áo

6

Quạt điện

tạo ra gió

7

Máy đánh trứng

Đánh trứng hoặc các hỗn hợp lỏng khác.

8

Máy xay sinh tố

xay nhuyễn các hỗn hợp mềm

- Dựa vào cách phân loại, em hãy ghi tên các đồ dùng điện gia đình vào các nhóm trong bảng 37.1 SGK

Lời giải:

Bảng 37.1 Phân loại đồ dùng điện

Nhóm

Tên đồ dùng điện

Điện – quang

Đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang

Điện – nhiệt

Bình nước giữ nhiệt, nồi cơm điện, bàn là.

Điện - cơ

Quạt điện, máy đánh trứng, máy xay sinh tố.

Giải vở bài tập Công nghệ lớp 8 Bài 37: Các số liệu kỹ thuật trang 83

1. Các đại lượng điện định mức

- Trên bóng đèn có ghi 220V, 60W, em hãy giải thích các số liệu kĩ thuật đó.

220V là điện áp định mức.

60W là công suất định mức.

- Em hãy cho biết công suất, điện áp, dòng điện, dung tích định mức của bình nước nóng có nhãn trên hình 37.2 SGK bằng bao nhiêu?

+ Điện áp định mức: 220 vôn.

+ Dòng điện định mức: 11,4 ampe.

+ Công suất định mức: 2000 oát.

+ Dung tích định mức: 15 lít.

2. Ý nghĩa của số liệu kĩ thuật

- Hãy điền các từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống (...) trong câu sau đây.

Lời giải:

Số liệu kĩ thuật giúp ta lựa chọn đồ dùng điện phù hợp và sử dụng đúng yêu cầu kĩ thuật.

- Nhà em sử dụng nguồn điện có điện áp 220V, trong ba loại bóng đèn (bóng số 1: 220V – 40W, bóng số 2: 110V – 40W, bóng số 3: 220V – 300W) em chọn mua bóng đèn số 1 cho đèn bàn học tập vì:

+ Đúng điện áp định mức 220V

+ Tiêu hao điện năng thấp, ánh sáng nhẹ dịu phù hợp với việc học.

- Khi dòng điện vượt quá trị số định mức, dây dẫn của đồ dùng điện sẽ bị nóng liên tục dễ gây ra cháy nổ và chập nguồn điện.

Giải VBT Công nghệ lớp 8 Bài 37: Trả lời câu hỏi trang 84

Câu 1 (Trang 84 - VBT công nghệ 8): Vì sao người ta xếp đèn điện thuộc nhóm điện – quang; bàn là điện, nồi cơm điện thuộc nhóm điện – nhiệt; quạt điện, máy bơm nước thuộc nhóm điện cơ?

Lời giải:

- Đèn điện: dùng điện để tạo ra ánh sáng nên thuộc nhóm điện – quang.

- Bàn là điện, nồi cơm điện: dùng điện tạo ra nhiệt nên thuộc nhóm điện – nhiệt.

- Máy bơm nước, quạt điện: dùng điện tạo ra sức cơ vật lí nên thuộc nhóm điện – cơ.

Câu 2 (Trang 84 - VBT công nghệ 8): Các đại lượng điện định mức ghi trên nhãn đồ dùng điện là gì? Ý nghĩa của chúng.

Lời giải:

- Các đại lượng điện định mức: điện áp, dòng điện, công suất.

- Điện áp định mức U – đơn vị là Vôn

- Dòng điện định mức I – đơn vị là Ampe.

- Công suất định mức P – đơn vị là oát.

- Đồ dung điện không nên làm việc vượt quá đại lượng điện định mức để đảm bảo an toàn điện.

Câu 3 (Trang 84 - VBT công nghệ 8): Để tránh hư hỏng do điện gây ra, khi sử dụng đồ dùng điện phải chú ý gì?

Lời giải:

- Phải chú ý số liệu kĩ thuật của chúng có phù hợp với nguồn điện của nơi mình sinh sống đang sử dụng hay không.

CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download giải VBT Công nghệ 8 Bài 37. Phân loại và số liệu kỹ thuật của đồ dùng điện ngắn gọn, hay nhất file pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com