Lời giải chi tiết bài tập trong VBT Sinh 6 Bài 10: Cấu tạo miền hút của rễ được chúng tôi biên soạn bám sát yêu cầu trong sách bài tập. Mời các em học sinh và quý thầy cô theo dõi tại đây.
Trang 18 vở bài tập Sinh 6 (1):
Hãy hoàn thành bảng sau:
Trả lời:
(Đáp án theo từng dòng bên cột chức năng)
Các bộ phận của miền hút | Chức năng |
Biểu bì | Bảo vệ bộ phận bên trong của rễ |
Lông hút có tác dụng hút nước và muối khoáng hòa tan | |
Thịt vỏ | Chuyển cá chất từ lông hút vào trụ giữa |
Bó mạch | Chuyển các chất hữu cơ đi nuôi cây Chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá |
Ruột | Chứa chất dự trữ |
(1) Bảo vệ các bộ phận bên trong của rễ
(2) Hút nước và muối khoáng
(3) Chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa
(4) Vận chuyển chất hữu cơ, nước và muối khoáng
(5) Chứa các chất dự trữ
Trang 18 vở bài tập Sinh 6 (2):
Vì sao nói lông hút là một tế bào? Nó còn tồn tại mãi không?
Trả lời:
- Lông hút là một tế bào vì nó có đầy đủ thành phần của 1 tế bào
- Lông hút không tồn tại mãi mãi, già nó sẽ rụng hoặc có tác nhân từ môi trường đất như môi trường quá mặn, quá chua, hoặc thiếu không khí thì nó sẽ bị tiêu biến
Trang 18 vở bài tập Sinh 6 (3):
Quan sát H.10.2 với H.7.4 SGK, rút ra nhận xét sự giống nhau và khác nhau giữa sơ đồ chung tế bào thực vật với tế bào lông hút? Giải thích vì sao có sự khác nhau đó
Trả lời:
Giống: Đều là đơn vị cấu tạo nên cơ thể thực vật. Đều có cấu tạo chung của tế bào thực vật
Khác: tế bào lông hút có không bào to, không có lục lạp, vị trí nhân luôn nằm ở đầu lông hút
Có sự khác nhau đó là do tế bào lông hút là tế bào biểu bì kéo dài
Cấu tạo miền hút gồm hai phần chính:
- Vỏ gồm biểu bì có nhiều lông hút. Lông hút là tế bào biểu bì có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan. Phía trong là thịt vỏ có chức năng vận chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa.
- Trụ giữa gồm các mạch gỗ và mạch rây có chức năng vận chuyển các chất. Ruột chứa chất dự trữ.
Câu 2 (trang 18 VBT Sinh học 6):
Hãy đánh dấu x vào ô cho ý trả lời đúng của các câu sau
Miền hút là phần quan trọng nhất của rễ vì:
Gồm 2 phần vỏ và trụ giữa | |
Có mạch gỗ và mạch rây vận chuyển các chất | |
Có nhiều lông hút có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan | |
Có ruột chứa chất dự trữ |
Trả lời:
Tất cả đều đúng
Câu 3 (trang 18 VBT Sinh học 6):
Có phải tất cả các rễ cây đều có miền hút không? Vì sao
Trả lời:
Không phải tất cả rễ đều có lông hút vì những cây rễ ngập nước thì nước và muối khoáng sẽ ngấm trực tiếp qua tế bào biểu bì của rễ cây nên k cần lông hút.
Bài tập (trang 18 VBT Sinh 6)
Làm bài tập theo yêu cầu SGK và ghi kết quả thu được vào bảng sau
Trả lời:
STT | Tên mẫu thí nghiệm | Khối lượng trước khi phơi khô | Khối lượng sau khi phơi khô | Lượng nước chứa trong mẫu thí nghiệm |
1 | Cây cải bắp | 100 | 10 | 90 |
2 | Quả dưa chuột | 100 | 5 | 95 |
3 | Hạt lúa | 100 | 70 | 30 |
4 | Củ khoai lang | 100 | 70 | 30 |
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải vở bài tập Sinh học lớp 6 Bài 10: Cấu tạo miền hút của rễ (Ngắn nhất) file PDF hoàn toàn miễn phí.