Logo

Giải vở bài tập Sinh học lớp 9 Bài 63: Ôn tập phần sinh vật và môi trường (Ngắn nhất)

Giải vở bài tập Sinh học lớp 9 Bài 63: Ôn tập phần sinh vật và môi trường (Ngắn nhất). Hướng dẫn cách làm bài tập trong VBT nhanh và chính xác nhất. Hỗ trợ các em hiểu sâu và ứng dụng với các câu hỏi tương tự.
5.0
1 lượt đánh giá

Lời giải chi tiết bài tập trong VBT Sinh 9 Bài 63: Ôn tập phần sinh vật và môi trường được chúng tôi biên soạn bám sát yêu cầu trong sách bài tập. Mời các em học sinh và quý thầy cô theo dõi tại đây.

Giải VBT Sinh học lớp 9 Bài 63: Hệ thống hóa kiến thức

Bài 1 (trang 149 VBT Sinh học 9):

Có thể căn cứ vào đặc điểm hình thái để phân biệt được tác động của các nhân tố sinh thái với sự thích nghi của sinh vật không?

Trả lời:

Có thể căn cứ vào đặc điểm hình thái để phân biệt được tác động của các nhân tố sinh thái với sự thích nghi của sinh vật.

Vì các sinh vật cần có những đặc điểm hình thái giúp thích nghi với môi trường sống, tức là đặc điểm hình thái của sinh vật chịu sự ảnh hưởng của nhân tố sinh thái

Bài 2 (trang 150 VBT Sinh học 9):

Điền nội dung phù hợp vào bảng 63.2.

Trả lời:

Bảng 63.2. Sự phân chia các nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái

Nhân tố sinh thái

Nhóm thực vật

Nhóm động vật

Ánh sáng

Thực vật ưa sáng

Thực vật ưa bóng

Động vật hoạt động ban ngày

Động vật hoạt động ban đêm

Nhiệt độ

Sinh vật biến nhiệt

Động vật biến nhiệt

Động vật hằng nhiệt

Độ ẩm

Thực vật ưa ẩm

Thực vật chịu hạn

Động vật ưa ẩm

Động vật ưa khô

Bài 3 (trang 150 VBT Sinh học 9):

Điền nội dung phù hợp vào bảng 63.3.

Trả lời:

Bảng 63.3. Quan hệ cùng loài và khác loài

Quan hệ

Cùng loài

Khác loài

Hỗ trợ

Các sinh vật trong nhóm cá thể hỗ trợ lẫn nhau

Cộng sinh

Hội sinh

Đối địch (cạnh tranh)

Khi gặp điều kiện không thuận lợi, các cá thể trong nhóm cạnh tranh nhau dẫn tới hiện tượng tách nhóm

Cạnh tranh

Kí sinh, nửa kí sinh

Sinh vật ăn sinh vật khác

Bài 4 (trang 151 VBT Sinh học 9):

Điền nội dung phù hợp vào bảng 63.4.

Trả lời:

Bảng 63.4. Hệ thống hóa các khái niệm

Khái niệm

Định nghĩa

Ví dụ minh họa

Quần thể

Là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành cá thể mới

Quần thể cá chép trong một ao nuôi cá

Quần thể gà trong một đàn gà nuôi ở một hộ gia đình

Quần thể cây lúa trên một ruộng lúa

Quần xã

Quần xã là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau

Tập hợp các quần thể sinh vật khác loài trong một ao cá

Tập hợp các quần thể sinh vật trong một ruộng lúa

Cân bằng sinh học

Số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng của môi trường

Trong một ruộng rau, số lượng sâu rau bị khống chế bởi số lượng các sinh vật ăn sâu và lượng rau trong ruộng.

Hệ sinh thái

Bao gồm quần xã và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh)

Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, hệ sinh thái rừng ngập mặn

Chuỗi thức ăn

Trong một chuỗi thức ăn, một sinh vật tiêu thụ sinh vật ở mắt xích phía trước và bị sinh vật ở mắt xích phía sau tiêu thụ

Cỏ → Bò → Người

Sinh vật phù du → cá nhỏ → cá lớn → người

Lưới thức ăn

Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung gọi là lưới thức ăn

Bài 5 (trang 151-152 VBT Sinh học 9):

Điền nội dung phù hợp vào bảng 63.5.

Trả lời:

Bảng 63.5. Các đặc trưng của quần thể

Các đặc trưng

Nội dung cơ bản

Ý nghĩa sinh thái

Tỉ lệ đực/cái

Là số lượng cá thể đực/cá thể cái

Cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể

Thành phần nhóm tuổi

Gồm nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản

Phản ánh tiềm năng phát triển của quần thể

Mật độ quần thể

Là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hoặc thể tích

Phản ánh khả năng sống của quần thể

Bài 6 (trang 152 VBT Sinh học 9):

Điền nội dung phù hợp vào bảng 63.6.

Trả lời:

Bảng 63.6. Các dấu hiệu điển hình của quần xã

Các dấu hiệu

Các chỉ số

Thể hiện

Số lượng các loài trong quần xã

Độ đa dạng

Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã

Độ nhiều

Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã

Độ thường gặp

Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát

Thành phần loài trong quần xã

Loài đặc trưng

Loài chỉ có ở một quẫn xã hoặc nhiều hơn hẳn các loài khác

Loài ưu thế

Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã

Giải VBT Sinh học lớp 9 Bài 63: Hệ thống hóa kiến thức

Bài 1 (trang 152 VBT Sinh học 9):

Có thể căn cứ vào đặc điểm hình thái để phân biệt được tác động của các nhân tố sinh thái với sự thích nghi của sinh vật không?

Trả lời:

Có thể căn cứ vào đặc điểm hình thái để phân biệt được tác động của các nhân tố sinh thái với sự thích nghi của sinh vật.

Vì các sinh vật cần có những đặc điểm hình thái giúp thích nghi với môi trường sống, tức là đặc điểm hình thái của sinh vật chịu sự ảnh hưởng của nhân tố sinh thái

Bài 2 (trang 152 VBT Sinh học 9):

Nêu những đặc điểm khác biệt về các mối quan hệ cùng loài và khác loài.

Trả lời:

Quan hệ cùng loài: các cá thể trong loài hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động sống hoặc cạnh tranh lẫn nhau để bảo vệ hoạt động sống của bản thân.

Quan hệ khác loài: các cá thể khác loài hỗ trợ nhau trong hoạt động sống để cả hai bên đều có lợi hoặc ít nhất một bên không bị hại hoặc cạnh tranh lẫn nhau dẫn đến một bên hoặc cả hai bên đều bị hại

Bài 3 (trang 153 VBT Sinh học 9):

Quần thể người khác với quần thể sinh vật ở những đặc trưng nào? Nêu ý nghĩa của tháp dân số.

Trả lời:

Các đặc trưng chỉ có ở quần thể người: pháp luật, kinh tế, giáo dục, văn hóa vì con người có lao động và có tư duy.

Tháp dân số cho biết đặc trưng dân số, sự chênh lệch giữa các nhóm tuổi và tiềm năng phát triển của mỗi quốc gia

Bài 4 (trang 153 VBT Sinh học 9):

Quần xã và quần thể phân biệt với nhau về những mối quan hệ cơ bản nào?

Trả lời:

Quần xã có các mối quan hệ cùng loài và khác loài, quần thể chỉ có mối quan hệ cùng loài giữa các sinh vật.

Bài 5 (trang 153 VBT Sinh học 9):

Hãy điền những cụm từ thích hợp vào các ô vuông ở sơ đồ chuỗi thức ăn dưới đây và giải thích.

Trả lời:

Giải thích: cây cỏ là thức ăn của sâu ăn lá, sâu ăn lá là thức ăn của bọ ngựa, các sinh vật trên sau khi chết đi đều bị vi sinh vật phân giải và tiêu thụ

Bài 6 (trang 153 VBT Sinh học 9):

Trình bày những hoạt động tiêu cực và tích cực của con người đối với môi trường.

Trả lời:

Hoạt động tích cực: trồng cây gây rừng, bảo vệ các nguồn gen của động vật quý hiếm, xây dựng nhà máy xử lí chất thải,…

Hoạt động tiêu cực: chặt phá rừng, săn bắt động vật hoang dã, chiến tranh, sản xuất chất hóa học độc hại, sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu, xả rác bừa bãi, khai thác khoáng sản, …

Bài 7 (trang 154 VBT Sinh học 9):

Vì sao nói ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra? Nêu biện pháp hạn chế ô nhiễm.

Trả lời:

Trong các hoạt động sinh hoạt và sản xuất, con người tác động tiêu cực đến môi trường không khí, đất, nước, sinh vật,… do đó ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra

Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường: sử dụng nguồn năng lượng sạch; tạo các hệ thống xử lí nước thải và nhà máy xử lí rác thải; canh tác khoa học và hạn chế sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu; trồng nhiều cây xanh; giáo dục để mọi người nâng cao ý thức bảo vệ môi trường;…

Bài 8 (trang 154 VBT Sinh học 9):

Bằng cách nào con người có thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách tiết kiệm và hợp lí?

Trả lời:

Để sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách tiết kiệm và hợp lí con người cần có kế hoạch khai thác và sử dụng hiệu quả, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng của xã hội vừa đảm bảo duy trì nguồn tài nguyên lâu dài cho thế hệ con cháu mai sau.

Bài 9 (trang 154 VBT Sinh học 9):

Vì sao cần bảo vệ các hệ sinh thái? Nêu các biện pháp bảo vệ và duy trì sự đa dạng của các hệ sinh thái.

Trả lời:

Bảo vệ hệ sinh thái là bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ các loài và môi trường sống trên Trái Đất.

Biện pháp bảo vệ và duy trì đa dạng sinh thái:

- Bảo vệ hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển

- Khai thác nguồn tài nguyên rừng, biển một cách hợp lí

- Hạn chế và khắc phục ô nhiễm môi trường

- Lưu giữ và khôi phục các nguồn gen của sinh vật quý hiếm

- …

Bài 10 (trang 154 VBT Sinh học 9):

Vì sao cần có Luật Bảo vệ môi trường? Nêu một số nội dung cơ bản của Luật Bảo vệ môi trường.

Trả lời:

Cần có bộ luật bảo vệ môi trường nhằm ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường tự nhiên.

Một số nội dung cơ bản của Luật Bảo vệ môi trường:

- Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

- Cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam.

- Các tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp.

- Các tổ chức và cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hậu quả về mặt môi trường.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải vở bài tập Sinh học lớp 9 Bài 63: Ôn tập phần sinh vật và môi trường (Ngắn nhất) file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com