Logo

Giải VBT Lịch sử 7 Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á (Đầy đủ nhất)

Giải VBT Lịch sử 7 Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong sách vở bài tập Lịch sử lớp 7 đầy đủ, ngắn gọn, dễ hiểu nhất. Giúp học sinh tham khảo và ôn tập.
5.0
1 lượt đánh giá

Hướng dẫn giải vở bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á có lời giải chi tiết, dễ hiểu, đủ ý và cách trả lời ngắn gọn được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm. Hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập tốt môn Lịch sử 7

Bài 1 trang 13, 14 VBT Lịch Sử 7

Đông Nam Á là một khu vực địa lí có nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên cũng như về các loại cây trồng. Em hãy đánh dấu X vào ô trống đầu câu mà em cho là sai:

 

Chịu ảnh hưởng của gió mùa

 

Có hai mùa rõ rệt: mùa khô lạnh, mát; mùa mưa nóng.

 

Trồng nhiều lau và nhiều loại cây ăn củ, ăn quả.

 

Có cả lúa mạch, cao lương.

Lời giải:

Có cả lúa mạch, cao lương.

Bài 2 trang 14 VBT Lịch Sử 7

Ở Đông Nam Á, trong khoảng thời gian từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X đã có một số quốc gia nhỏ hình thành và phát triển. Em hãy điền vào bảng sau:

Lời giải:

Tên quốc gia

Địa điểm

Thời gian tồn tại

Cham - pa

Trung Bộ Việt Nam

Năm 192 - 1832

Phù Nam

Hạ lưu sông Mê Công

Năm 68 - 550

Bài 3 trang 14 VBT Lịch Sử 7

Trình bày sự hình thành và phát triển các quốc gia Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII, theo các khu vực sau:

-Ở In-đô-nê-xi-a

-Ở bán đảo Đông Dương

-Vùng dọc theo sông Mê Công

Lời giải:

-Ở In-đô-nê-xi-a: đến cuối thế kỉ XIII dòng vua Gia-va mạnh lên, đã chinh phục được Xu-ma-tơ-ra, thống nhất In-đô-nê-xi-a dưới Vương triều Mô-giô-pa-hít hùng mạnh.

-Ở bán đảo Đông Dương: ngoài các quốc gia Đại Việt và Cham-pa, Vương quốc Cam-pu-chia từ thế kỉ IX cũng bước vào thời kì Ăng-co huy hoàng.

-Vùng dọc theo sông Mê Công: một bộ phận người Thái, vốn sinh sống ở thượng nguồn sông Mê Công đã di cư ồ ạt xuống phía nam, định cư ở lưu vực sông Mê Nam và lập nên Vương quốc Su-khô-thay.

-Một bộ phận khác định cư ở vùng trung lưu sông Mê Công, lập nên Vương quốc Lan Xang (Lào) vào giữa thế kỉ XIV.

Bài 4 trang 15 VBT Lịch Sử 7

a)Hãy nêu những hiểu biết của em về tộc người Khơ-me thời xưa:

-Về kinh tế

-Về văn hóa

-Tên gọi quốc gia của họ

b)Ăng – co là thời kì phát triển cao của chế độ phong kiến Cam-pu-chia. Hãy đánh dấu X vào ô trống ở đầu câu mà em cho là không phù hợp:

 

Sản xuất nông nghiệp phát triển

 

Thủ công, thương nghiệp cũng phát triển mạnh

 

Lãnh thổ được mở rộng, nhất là về phía đông

 

Kinh đô được xây dựng với nhiều đền tháp đồ sộ, độc đáo.

Lời giải:

a)

-Về kinh tế: Người Khơ-me giỏi săn bắn,quen đào ao, đắp hồ trữ nước. Săn xuất nông nghiệp phát triển.

-Về văn hóa: Họ tiếp xúc với văn hóa Ấn Độ, biết khắc bia bằng chữ Phạn.

-Tên gọi quốc gia của họ: Chân Lạp

b)Thủ công, thương nghiệp cũng phát triển mạnh

Bài 5 trang 15-16 VBT Lịch Sử 7

a)Tại Lào, có hai tộc chính là Lào Thơng và Lào Lùm. Em hãy nêu vài nét về họ:

-Lào Thơng

-Lào Lùm

Lang Xang là vương quốc phát triển cao trong lịch sử Lào, các vua lúc đó đã tiến hành nhiều biện pháp để xây dựng đất nước. Hãy đánh dấu X vào ô trống trước câu mà em cho là sai:

 

Chia nước thành các mường, đặt quan cai trị.

 

Nhà vua trực tiếp xây dựng và chỉ huy quân đội.

 

Tập trung phát triển thủ công nghiệp, thương nghiệp.

 

Giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng.

 

Cương quyết chống xâm lược bảo vệ lãnh thổ và độc lập dân tộc.

Lời giải:

a)

-Lào Thơng: Chủ nhân đầu tiên trên đất Lào. Họ sáng tạo ra chum đá khổng lồ hiện nay còn nằm rải rác trên cánh đồng Chum.

-Lào Lùm: Thế kỉ XIII, một nhóm người Thái di cư đến đất Lào, gọi là người Lào Lùm.

b)Tập trung phát triển thủ công nghiệp, thương nghiệp.

►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về giải VBT Lịch sử 7 Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á file PDF hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com