Logo

Giải vở bài tập Ngữ văn 6 Hoán dụ tập 2 (Đầy đủ)

Giải vở bài tập Ngữ văn 6 Hoán dụ tập 2 (Đầy đủ) hướng dẫn trả lời các câu hỏi, giúp các em học sinh bám sát nội dung trong chương trình học và học tốt môn Ngữ văn lớp 6.
5.0
1 lượt đánh giá

Hướng dẫn giải VBT Ngữ Văn 6 tập 2 bài Hoán dụ ngắn gọn, chi tiết, bám sát nội dung chương trình học giúp các em tiếp thu bài giảng một cách dể hiểu và hỗ trợ các em ôn luyện thêm kiến thức.

Dưới đây là cách giải bài Hoán dụ trong Vở bài tập Ngữ Văn 6 tập 2 mà chúng tôi đã chọn lọc và tổng hợp giúp các em học sinh có nguồn tham khảo tốt nhất.

Giải câu 1 trang 72 VBT Ngữ văn lớp 6 tập 2

Kể tên các kiểu hoán dụ. Mỗi kiểu cho một ví dụ.

Đáp án:

- Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể:

Ví dụ:  Anh ấy là một chân sút có tầm.

=> Lấy hình ảnh hoán dụ “chân sút” để chỉ cả con người của cầu thủ bóng đá.

 - Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng:

Ví dụ:


Vì sao trái đất nặng ân tình

Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh

=> Lây hình ảnh trái đất để chỉ con người sống trong trái đất.
- Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật:

Ví dụ:


Sen tàn, cúc lại nở hoa

Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân.

=> Hình ảnh hoán dụ ở đây là sen tức chỉ mùa hạ, cúc tức chỉ mùa thu.
- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng:
Ví dụ:


Một cây làm chẳng nên nonBa cây chụm lại lên hòn núi cao.

=> Hoán dụ ở đây là chỉ ra sự đơn lẻ không đoàn kết, một là số lẻ ít và 3 là chỉ số lượng nhiều. Tức là một mình ta làm sẽ không bằng chúng ta đoàn kết lại cùng nhau làm.

Giải câu 2 trang 73 vở bài tập Ngữ văn lớp 6 tập 2

Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ là gì.

Đáp án:

a. Làng xóm ta: lấy vật chứa đựng dùng để gọi vật bị chứa đựng.

b. trồng người: lấy cái cụ thể gọi cái trừu tượng.

c. áo chàm: lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.

d. trái đất: lấy vật chứa đựng dùng để gọi vật bị chứa đựng.

Giải câu 3 trang 73 vở bài tập Văn lớp 6

Hoán dụ có gì giống và có gì khác với ẩn dụ? Cho ví dụ minh họa.

Đáp án:

Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ:

 

Ẩn dụ

Hoán dụ

Giống nhau

Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác.

Khác nhau

Dựa vào mối quan hệ tương đồng (qua so sánh ngầm).

- Về hình thức

- Về cách thức

- Về phẩm chất

- Về cảm giác

Dựa vào mối quan hệ tương cận (gần gũi).

- Bộ phận – toàn thể

- Vật chứa – vật bị chứa

- Dấu hiệu – sự vật

- Cụ thể - trừu tượng

Ví dụ

Tiếc thay hạt gạo trắng ngần

Đã vo nước đục lại vần than đen.

Nhớ ông cụ mắt sáng ngời

Áo nâu, túi vải, đẹp tươi lạ thường.

Giải câu 4 trang 74 VBT lớp 6 Ngữ văn

Chỉ ra các hoán dụ trong những câu sau và cho biết chúng thuộc kiểu hoán dụ nào.

Đáp án:

a. tay sào, tay chèo: Lấy một bộ phận để chỉ tổng thể.

b. tiếng sáo bay theo chân hai người: lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.

Giải câu 5 trang 74 vở bài tập Ngữ văn tập 2 lớp 6

Tìm ẩn dụ và hoán dụ trong các câu sau.

Đáp án:

- Ẩn dụ: quá khứ; bóng hồng.

- Hoán dụ: mùa vàng năm tấn, bảy tấn; xuân lan, thu cúc.

►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download Giải VBT Ngữ văn lớp 6 tập 2 bài: Hoán dụ chi tiết bản file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com