Logo

Giải vở bài tập Ngữ Văn 7: Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận Tập 2

Giải vở bài tập Ngữ Văn 7: Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận Tập 2, hướng dẫn trả lời các câu hỏi, bài tập bám sát nội dung trong chương trình trên lớp và giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 7.
5.0
1 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải VBT Văn 7: Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận Tập 2 được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Giải VBT Ngữ Văn 7: Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận

Câu 1 (trang 36 VBT): Lập luận trong lời ăn tiếng nói hằng ngày (lập luận trong đời sống) và lập luận trong văn nghị luận có gì giống và khác nhau?

Trả lời:

a, Lập luận trong đời sống và trong văn nghị luận giống nhau ở chỗ: đều dùng các luận cứ, luận điểm, cách lập luận để thuyết phục người khác tin tưởng, đồng tình với quan điểm của mình.

b, Sự khác nhau giữa lập luận trong đời sống và trong bài văn nghị luận:

- Trong văn nghị luận, những vấn đề nghị luận thường khái quát và mang tính xã hội cao hơn nên hệ thống luận điểm được đưa ra đòi hỏi phải logic, chặt chẽ, đầy đủ và cụ thể hơn.

Câu 2 (trang 36 VBT): Bài tập 3, trang 33 SGK

Trả lời:

a, Ngồi mãi ở nhà chán lắm, chúng ta phải ra ngoài thăm thú đó đây.

b, Ngày mai đã thi rồi, mà bài vở còn nhiều quá, tôi phải tranh thủ để ôn tập, chuẩn bị cho tốt.

c, Nhiều bạn ăn nói thật khó nghe khiến mọi người không muốn tiếp chuyện, tâm sự cùng.

d, Các bạn đã lớn rồi, làm anh, làm chị chúng nó bởi vật phải biết chỉ bảo, dẫn dắt chúng nó đi cho đúng hướng.

e, Cậu này ham đá bóng thật, trốn cả mấy buổi học để đi đá bóng cùng bạn bè.

Câu 3 (trang 37 VBT): Bài tập 3, trang 34 SGK

Trả lời:

Truyện Kết luận (luận điểm) Luận cứ
Thầy bói xem voi Đánh giá một sự việc nào đó phải xem xét toàn diện, nhiều chiều, phải biết lắng nghe.

-Năm thầy bói mù xem voi, mỗi người chỉ sờ một bộ phận của con voi rồi tả voi theo cách của mình.

-Ai cũng cho mình là đúng, không ai nhường ai.

Ếch ngồi đáy giếng Không nên huênh hoang, tự cao tự đại, cho mình là nhất.

-Ếch sống trong giếng, tự cho mình là bá chủ.

-Ếch ra khỏi giếng, nghênh ngang đi lại và bị trâu giẫm bẹp.

Câu 4 (trang 37 VBT): Tìm luận cứ cho các kết luận (luận điểm) sau.

Trả lời:

Kết luận Luận cứ
a, Mỗi người hãy biết quý thời gian.

- Quỹ thời gian của mỗi người là có hạn, một đi không trở lại.

- Phí phạm thời gian chúng ta sẽ phí hoài cuộc đời của mình, đánh mất giá trị, ý nghĩa cuộc sống.

- Phải biết quý trọng thời gian để tạo ra một cuộc sống có ý nghĩa.

b, Khi còn trẻ tuổi, mỗi người hãy gắng sức học tập.

- Khi còn trẻ là khi con người ta có nhiều năng lượng, dễ tiếp thu, dễ học hỏi.

 

- Học tập khiến một người trẻ trở nên toàn diện, trưởng thành và tự tin hơn.

- Khi còn trẻ tuổi, cố gắng học tập sẽ giúp chúng ta mở rộng tương lai của mình.

c, Hãy giữ gìn nguồn nước sạch.

- Nguồn nước vô cùng quan trọng với đời sống con người.

- Nguồn nước đang bị ô nhiễm, bị hủy hoại.

- Giữ gìn nguồn nước sạch là bảo vệ tính mạng, tương lai của chính chúng ta.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải vở bài tập Ngữ Văn 7: Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận Tập 2 file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com