Logo

Giải vở bài tập Ngữ Văn 9: Ôn tập phần tập làm văn Tập 1

Giải vở bài tập Ngữ Văn 9: Ôn tập phần tập làm văn Tập 1, hướng dẫn trả lời các câu hỏi, bài tập bám sát nội dung trong chương trình trên lớp và giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 9.
5.0
1 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải VBT Văn 9: Ôn tập phần tập làm văn Tập 1 được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Giải VBT Ngữ Văn 9: Ôn tập phần tập làm văn

1. Câu 1, tr. 206, SGK

Trả lời:

Sự kết hợp của các phương tức biểu đạt với hai loại văn bản

Kiểu văn bản chính Các phương thức và yếu tố kết hợp
Văn bản thuyết minh Kết hợp giữa thuyết minh với miêu tả, lập luận và một số biện pháp nghệ thuật.
Văn bản tự sự

-Kết hợp tự sự với miêu tả (miêu tả bên ngoài và miêu tả bên trong), lập luận.

-Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong tự sự; người kể và ngôi kể trong văn bản tự sự.

2. Câu 2, tr. 206, SGK

Trả lời:

- Vị trí, vai trò, tác dụng của giải thích và miêu tả trong văn bản thuyết minh: trong thuyết minh nhiều khi người ta phải giải thích để làm rõ sự vật cần giải thích, nhất là khi gặp các thuật ngữ, các khái niệm chuyên môn hoặc nhưng nội dung trừu tượng và đương nhiên và cũng phải vận dụng miêu tả để người nghe hình dung ra đối tượng. Yêu cầu giải thích và miêu tả là không thể thiếu trong văn thuyết minh.

- Ví dụ: khi thuyết minh về cây bút : ta cần giải thích cấu tạo cây bút, miêu tả các bộ phận cây bút,.....

3. Câu 3, tr. 206, SGK

Trả lời:

Điểm giống và khác nhau của văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tụ sự với văn bản miêu tả, tự sự

Giống nhau Khác nhau
Cùng làm cho người khác hiểu rõ về đối tượng.

- Văn thuyết minh phải trung thành với đặc điểm của đối tượng; ít dùng tưởng tượng, so sánh,...; dùng nhiều số liệu chi tiết, chính xác; bảo đảm tính khách quan, khoa học; sử dụng nhiều kiến thức về văn hoá, khoa học,...; thường đơn nghĩa.

- Văn miêu tả dùng nhiều hình ảnh, cảm xúc; ít dùng số liệu cụ thể, chi tiết; dùng nhiều trong sáng tác văn chương, nghệ thuật; ít có khuôn mẫu và thường đa nghĩa.

4. Câu 4, tr. 206, SGK

Trả lời:

Các nội dung đã học về văn bản tự sự ở Ngữ văn 9, tập 1

- Kết hợp miêu tả với nghị luận, đối thoại và độc thoại, người kể và ngôi kể.

- Vai trò, vị trí và tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận ưong văn bản tự sự: miêu tả nội tâm giúp cho người viết đi sâu phân tích, trình bày những diễn biến tâm lí, cảm xúc, ý nghĩ,... của nhân vật; nghị luận giúp người viết trình bày dễ dàng những vân đề về triết lí sống, nhân sinh,...

- Ví dụ về các đoạn văn có sự kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận

   Đã bao lần tôi từ những chốn xa xôi trở về Ku-ku-rêu, và lần nào tôi cũng nghĩ thầm với một nỗi buồn da diết: “ Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy? Mong sao chóng về tới làng, chóng lên đồi mà đến với hai cây phong! Rồi sau đó cứ đứng dưới gốc cây để nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất”.

                (Theo Ngữ văn 8, tập 1, NXB Giáo dục, 2009)

5. Câu 5, tr. 206, SGK

Trả lời:

- Khái niệm

   + Đối thoại: là cuộc trò chuyện, đối đáp giữa hai hay nhiều nhân vật

   + Độc thoại: là lời nhân vật tự nói với mình.

   + Độc thoại nội tâm: là độc thoại diễn ra trong tâm tri nhân vật.

- Vai trò tác dụng và hình thức thể hiện của các yếu tố trên trong văn bản tự sự:

   + Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm là những hình thức quan trọng để khắc hoạ nhận vật; miêu tả tính cách, nội tâm nhân vật

   + Đối thoại và độc thoại thành lời được thổ hiện bằng cách gạch đầu dòng cho mỗi lượt lời; còn độc thoại nội tâm thì không có gạch đầu dòng.

- Ví dụ các đoạn văn tự sự có sử dụng đối thoại độc thoại và độc thoại nội tâm

   + đoạn văn sử dung đối thoại:

Lão Hạc thổi cái mồi rơm, châm đóm. Tôi đã thông điếu và bỏ thuốc rồi. Tôi mời lão hút trước. Nhưng lão không nghe...

- Ông giáo hút trước đi.

Lão đưa đóm cho tôi...

- Tôi xin cụ...

   Và tôi cầm lấy đóm, vo viên một điếu. Tôi rít một hơi xong, thông điếu rồi mới đặt vào lòng lão. Lão bỏ thuốc, nhưng chưa hút vội. Lão cầm lấy đóm, gạt tàn, và bảo:

- Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ!

   + đoạn văn sử dụng độc thoại:

   Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn.” Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người thanh niên đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ô” lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trông mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong… ngay lúc dưới kia là mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa

   + đoạn văn sử dụng độc thoại nội tâm

   Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương: không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận. Tôi giấu giếm vợ tôi, thỉnh thoảng giúp ngấm ngầm lão Hạc. Nhưng hình như lão cũng biết vợ tôi không ưng giúp lão. Lão từ chối tất cả những cái gì tôi cho lão. Lão từ chối một cách gần như là hách dịch. Và lão cứ xa tôi dần dần..

6. Câu 6, tr. 206, SGK

Trả lời:

Ví dụ về các đoạn văn tự sự

- Đoạn văn kể theo ngôi thứ nhất

   Lão đặt xe điếu, hút. Tôi vừa thở khói, vừa gà gà đôi mắt của người say, nhìn lão, nhìn để làm ra vẻ chú ý đến câu nói của lão đó thôi. Thật ra thì trong lòng tôi rất dửng dưng. Tôi nghe câu ấy đã nhàm rồi. Tôi lại biết rằng: lão nói là nói để có đấy thôi; chẳng bao giờ lão bán đâu. Vả lại, có bán thật nữa thì đã sao? Làm quái gì một con chó mà lão có vẻ băn khoăn quá thế...

- Đoạn văn kể theo ngôi thứ ba

   Rời cầu cây số 4 một quãng, xe trèo lên núi. Mây hắt từng chiếc quạt trắng lên từ các thung lũng. Chỉ thấy thấp thoáng trong màu xanh bao la, ở phía trước, một vệt hình ba góc màu vàng, chính là đoạn đường mình vừa đi qua. Đi một lúc lâu, ngửng lên, vẫn thấy cái vệt ba góc đó. Đến bây giờ, người lái xe già mới cất tiếng nói: - Con suối có thác trắng xoá ta vừa qua là trạm rừng. Một lúc nữa thì tới Sapa. Bác không ghé thăm Sapa ư? Họa sĩ nào cũng đến Sapa! Ở đấy tha hồ mà vẽ. Tôi đi đường này ba mươi hai năm. Trước Cách mạng tháng Tám, tôi chở lên chở về mãi nhiều họa sĩ như bác. Họa sĩ Tô Ngọc Vân này, họa sĩ Hoàng Kiệt này…

- Nhận xét về vai trò của mỗi loại người kể:

   + ngôi thứ nhất: Cách chọn vai kể này làm cho câu chuyện chân thực, thể hiện được sự đồng cảm của người kể với các nhân vật khác trong truyện

   + ngôi thứ ba: Cách chọn vai kể này tạo thuận lợi ưong việc miêu tả, kể chuyện ở nhiều góc nhìn khác nhau. Với vai kể này, câu chuyện sẽ rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn; người kể như hiểu được suy nghĩ, cảm xúc của từng nhân vật.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải vở bài tập Ngữ Văn 9: Ôn tập phần tập làm văn Tập 1 file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com