Giải Toán lớp 5 vở bài tập tập 2 trang 36: Thể tích hình lập phương bao gồm đáp án và hướng dẫn giải chi tiết tương ứng với từng bài tập. Lời giải bài tập Toán 5 này sẽ giúp các em học sinh ôn tập lại các kiến thức có trong sách giáo khoa. Sau đây mời các em cùng tham khảo lời giải chi tiết
Viết số đo thích hợp vào ô trống:
Cạnh của hình lập phương | 2,5m | 3/4dm | 4cm | 5dm |
Diện tích một mặt | ||||
Diện tích toàn phần | ||||
Thể tích |
Phương pháp giải
Áp dụng các công thức:
- Diện tích một mặt = cạnh × cạnh.
- Diện tích toàn phần = diện tích một mặt × 6.
- Thể tích = cạnh × cạnh × cạnh.
Đáp án
+) Biết cạnh của hình lập phương 2,5m.
Diện tích một mặt hình lập phương:
S = 2,5 ⨯ 2,5 = 6,25m2
Diện tích toàn phần hình lập phương:
Stp = 6,25 ⨯ 6 = 37,5m2
Thể tích hình lập phương:
V = 2,5 ⨯ 2,5 ⨯ 2,5 = 15,625m3
+) Biết cạnh của hình lập phương 3/4dm
Diện tích một mặt hình lập phương:
Diện tích toàn phần hình lập phương:
Thể tích hình lập phương:
Biết cạnh của hình lập phương 4cm.
Diện tích một mặt hình lập phương:
S = 4 ⨯ 4 = 16cm2
Diện tích toàn phần hình lập phương:
Stp = 16 ⨯ 6 = 96cm2
Thể tích hình lập phương:
V = 4 ⨯ 4 ⨯ 4 = 64cm3
+) Biết cạnh của hình lập phương 5dm.
Diện tích một mặt hình lập phương:
S = 5 ⨯ 5 = 25dm2
Diện tích toàn phần hình lập phương:
Stp = 25 ⨯ 6 = 150dm2
Thể tích hình lập phương:
V = 5 ⨯ 5 ⨯ 5 = 125dm3
Cạnh của hình lập phương | 2,5m | 3/4dm | 4cm | 5dm |
Diện tích một mặt | 6,25m2 | 9/16dm2 | 16cm2 | 25dm2 |
Diện tích toàn phần | 37,5m2 | 27/8dm2 | 96cm2 | 150dm2 |
Thể tích | 15,625m3 | 27/64dm3 | 64cm3 | 125dm3 |
Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 2,2m, chiều rộng 0,8m, chiều cao 0,6m và một hình lập phương có cạnh bằng trung bình cộng của chiều dài, chiều rộng, chiều cao của hình hộp chữ nhật đó.
a. Tính thể tích của mỗi hình trên.
b. Hình nào có thể tích lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu đề-xi-mét khối?
Phương pháp giải
- Tính độ dài cạnh hình lập phương = (chiều dài + chiều rộng + chiều cao) : 3
- Tính thể tích hình hộp chữ nhật: V = chiều dài × chiều rộng × chiều cao.
- Tính thể tích hình lập phương: V = cạnh × cạnh × cạnh.
- So sánh thể tích của hai hình và tìm hiệu hai thể tích đó.
Bài giải
a.
Thể tích hình hộp chữ nhật là:
2,2 ⨯ 0,8 ⨯ 0,6 = 1,056 (m3)
Cạnh hình lập phương là:
(2,2 + 0,8 + 0,6) : 3 = 1,2 (m)
Thể tích hình lập phương là:
1,2 ⨯ 1,2 ⨯ 1,2 = 1,728 (m3)
b.
b) Ta có : 1,728m3 > 1,056m3
Do đó, thể tích hình lập phương lớn hơn thể tích hình hộp chữ nhật và lớn hơn số đề-xi-mét khối là :
1,728 – 1,056 = 0,672m3 = 672dm3
Đáp số: a) Hình hộp chữ nhật : 1,056m3;
Hình lập phương : 1,728m3;
b) 672dm3.
Một khối kim loại hình lập phương có cạnh 0,15m. Mỗi đề-xi-mét khối kim loại đó cân nặng 10kg. Hỏi khối kim loại đó cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
Phương pháp giải:
- Tính thể tích khối kim loại ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.
- Đổi thể tích vừa tìm được sang đơn vị đề-xi-mét khối.
- Tính cân nặng của khối kim loại ta lấy cân nặng của mỗi đề-xi-mét khối kim loại nhân với thể tích khối kim loại (với đơn vị đề-xi-mét khối).
Đáp án
Bài giải
Thể tích khối kim loại là:
0,15 ⨯ 0,15 ⨯ 0,15 = 0,003375 (m3)
0,003375m3 = 3,375dm3
Khối kim loại đó nặng là:
10 ⨯ 3,375 = 33,75 (kg)
Đáp số: 33,75kg
CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải bài giải Toán lớp 5 vở bài tập tập 2 trang 36: Thể tích hình lập phương file word và pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.