Logo

[Kết Nối Tri Thức] Soạn Địa lý lớp 6 Bài 14: Thực hành

[Kết Nối Tri Thức] Soạn Địa lý lớp 6 Bài 14: Thực hành hướng dẫn trả lời câu hỏi, bài tập vận dụng trong SGK đầy đủ, chi tiết kèm theo lý thuyết trọng tâm. Hỗ trợ học sinh ôn luyện hiệu quả.
5.0
1 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải sách giáo khoa Địa lý lớp 6 Bài 14: Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản - Kết nối tri thức được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Trả lời câu hỏi giữa bài Địa 6 Bài 14 (Kết nối tri thức)

Câu hỏi 1 trang 140 Địa Lí lớp 6: Dựa vào hình 1, em hãy:

- Cho biết các đường đồng mức có khoảng cao đều cách nhau bao nhiêu mét.

- So sánh độ cao giữa các đỉnh núi B1, B2, B3, C.

- Một bạn muốn leo lên đỉnh A2, để đỡ leo dốc, thì nên đi theo sườn D1-A2 hay sườn D2-A2.

Lời giải:

- Các đường đồng mức có khoảng cao đều 100m. 

- So sánh của các điểm B1, B2, B3, C: B3 = C (900m) < B1 (1000m) < B2 (1100m).

- Một bạn muốn leo lên đỉnh A2, ta nên đi theo sườn D1-A2. Dù đường này dài hơn nhưng các đường đồng mức cách xa nhau chứng tỏ địa hình cung đường này thoải, đỡ dốc hơn nên việc leo núi sẽ dễ dàng hơn.

Câu hỏi 2 trang 140 Địa Lí lớp 6: Căn cứ vào hình 2, em hãy:

- Cho biết lát cắt lần lượt đi qua các dạng địa hình nào.

- Xác định độ cao của đỉnh Ngọc Linh.

Lời giải:

- Lát cắt lần lượt đi qua các dạng địa hình: núi, cao nguyên và đồng bằng.

- Đỉnh Ngọc Linh cao hơn 2500m.

Lý thuyết Địa lí lớp 6 Bài 14 (Kết nối tri thức)

1. Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn

* Đường đồng mức

- Khái niệm: Là đường nối liền những điểm có cùng độ cao.

- Đặc điểm

+ Các đường đồng mức cách nhau một độ cao đều đặn gọi là khoảng cao đều.

+ Các đường đồng mức càng gần nhau, địa hình càng dốc.

+ Các đường đồng mức càng cách xa nhau, địa hình càng thoải.

Hướng dẫn đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn

- Trước hết, cần xác định được các đường đồng mức có khoảng cao đều cách nhau bao nhiêu mét.

- Căn cứ vào các đường này, ta có thể tính ra độ cao của các địa điềm trên lược đồ. 

- Căn cứ vào độ gần hay xa nhau của đường đồng mức, ta biết được độ dốc của địa hình.

- Căn cứ vào tỉ lệ lược đồ, ta tính được khoảng cách thực tế giữa các địa điểm.

2. Đọc lát cắt địa hình đơn giản 

Hướng dẫn đọc lát cắt địa hình:

- Khi đọc lát cắt, trước tiên ta phải xác định được điềm bắt đầu và điềm cuối của lát cắt.

- Từ hai điểm mốc này, ta có thể biết được lát cắt có hướng như thế nào, đi qua những điểm độ cao, dạng địa hình đặc biệt nào, độ dốc của địa hình biến đổi ra sao,...

- Từ đó, ta có thể mô tả sự thay đồi của địa hình từ điểm đầu đến điềm cuối lát cắt.

- Dựa vào tỉ lệ lát cắt, có thề tinh được khoảng cách giữa các địa điềm.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về giải bài tập SGK Địa lớp 6 Bài 14: Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản - sách Kết nối tri thức ngắn gọn, đầy đủ nhất file tải PDF hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com