Logo

[ĐÁP ÁN] Khái niệm Toàn cầu hóa kinh tế là gì?

Trả lời câu hỏi khái niệm "Toàn cầu hóa kinh tế là gì?" có lời giải chi tiết, bám sát nội dung đã học ở bài xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế. Là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho học sinh
3.7
3 lượt đánh giá

Hướng dẫn trả lời câu hỏi được chuyên gia đội ngũ giảng dạy biên soạn chi tiết, ngắn gọn, dễ hiểu bám sát nội dung chương trình đã học trong sách giáo khoa. Giúp học sinh ôn luyện kiến thức Địa lý lớp 11 tốt hơn.

Toàn cầu hóa kinh tế là gì?

Lời giải chi tiết:

Trong toàn cầu hóa người ta thường chia thành ba thể thức như sau:

  • Toàn cầu hóa kinh tế

  • Toàn cầu hóa văn hóa

  • Toàn cầu hóa chính trị

→ Như vậy, Toàn cầu hóa kinh tế chỉ là một khí cạnh chuyên chỉ về các hoạt kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Đó là sự chuyển động kinh tế vĩ mô mang tầm vóc thế giới không còn thuộc phạm trù của một quốc gia. Trong đó, ta có thể kể tới các lĩnh vực được liệt vào danh sách toàn cầu hóa kinh tế như: dịch vụ, hàng hóa, tài chính, sản xuất, lao động, thể chế lao động, vốn đầu tư, công nghệ, và thông tin truyền thông…

Toàn cầu hóa kinh tế hiện nay đã đạt được mực phát triển cực lớn nhờ sự phát triển vượt bậc của công nghệ tiên tiến. Chúng giúp các quốc gia dù ở vị trí nào trên bản đồ cũng có thể kết nối với nhau khi có mạng internet. Hoạt động này còn giúp sự liên kết giữa các quốc gia nhanh chóng và đơn giản hơn, tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với các phương thức cũ. Nếu trước kia ta chỉ có thể kết nối kinh tế thông qua đường bộ, đường sắt và đưởng thủy. Thì nay ta đã có những giao dịch ảo những quy đổi giống như giao dịch thực tế.

Lý thuyết tham khảo

I. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế

Toàn cầu hóa là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt, từ kinh tế đến văn hóa, khoa học,... Toàn cầu hóa kinh tế có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội thế giới.

1. Toàn cầu hóa kinh tế

Toàn cầu hóa kinh tế có những biểu hiện rõ nét sau:

a. Thương mại thế giới phát triển mạnh:

+ Tốc độ tăng trưởng thương mại luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới.

+ Tổ chức thương mại thế giới (WTO) với 150 thành viên (tính đến tháng 1 – 2007) chi phối tới 95% hoạt động thương mại của thế giới.

b. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh:

+ Từ năm 1990 đến 2004 đầu tư nước ngoài tăng từ 1774 tỉ USD lên 8895 tỉ USD.

+ Lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, nổi lên hang đầu là hoạt động tài chính, ngân hang, bảo hiểm,..

c. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng:

+ Hàng vạn ngân hàng được nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử.

+ Các tổ chức quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu vàđời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia.

d. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.

2. Hệ quả của việc toàn cầu hóa kinh tế

 - Tích cực: Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đẩy nhanh đầu tư, tăng cường sự hợp tác quốc tế.

  - Tiêu cực: toàn cầu hóa kinh tế cũng có những mặt trái của nó, đặc biệt làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về [ĐÁP ÁN] Khái niệm Toàn cầu hóa kinh tế là gì, file Word, pdf hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
3.7
3 lượt đánh giá
Tham khảo thêm:
    CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
    Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
    Copyright © 2020 Tailieu.com