Logo

Tổng hợp lý thuyết Toán lớp 3: Xem đồng hồ (đầy đủ)

Tóm tắt lý thuyết Toán lớp 3: Xem đồng hồ ngắn gọn và đầy đủ nhất. Hỗ trợ các em học sinh, phụ huynh và thầy cô giáo hiểu và nắm vững kiến thức trọng tâm trong bài học.
5.0
1 lượt đánh giá

Mời các em học sinh, phụ huynh và thầy cô giáo tham khảo bản tổng hợp lý thuyết Toán lớp 3: Xem đồng hồ được biên soạn đầy đủ và ngắn gọn nhất từ đội ngũ chuyên gia.

Lý thuyết về Xem đồng hồ

Kiến thức cần nhớ:

- Kim ngắn: chỉ giờ

- Kim dài: chỉ phút

- Kim dài, mảnh, chạy nhanh: kim giây

- Cách đọc giờ đúng, giờ lẻ, giờ buổi chiều.

Các dạng toán về Xem đồng hồ

Dạng 1: Xem giờ theo đồng hồ đã cho

- Đồng hồ kim:

+ Giờ đúng: Kim phút chỉ vào số 12, kim giờ chỉ vào số nào thì đồng hồ chỉ giờ đó.

Ví dụ: Đồng hồ chỉ 4 giờ thì các kim đồng hồ có vị trí như sau: Kim dài chỉ vào số 12, kim ngắn chỉ vào số 4.

+ Giờ lẻ:

Một giờ có 60 phút, kim phút quay một vòng sẽ được 1 giờ.

Muốn nhẩm số phút khi kim dài chỉ vào một số khác 12 trên mặt đồng hồ thì em đếm cách 5 đơn vị cho mỗi số, bắt đầu từ số 12

+ Đồng hồ chỉ 30 phút còn có cách đọc khác là “giờ rưỡi”.

+ Khi đồng hồ có số phút vượt quá 30 phút thì còn có cách đọc theo “giờ kém”

Ví dụ: Đồng hồ chỉ 2 giờ 45 phút; còn được đọc 3 giờ kém 15 (tức là cần 15 phút nữa sẽ đến 3 giờ đúng)

- Đồng hồ điện tử:

Có hiển thị số giờ và số phút, ta có thể đọc được nhanh chóng. Thường dùng dấu '':'' để ngăn cách giờ và phút.

Ví dụ: Khi đồng hồ hiển thị 09:06 ta hiểu là 9 giờ 6 phút.

Dạng 2: Quay kim đồng hồ để được giờ tùy ý.

Điều chỉnh kim phút và kim giờ để được vị trí tương ứng với giờ cho trước.

Dạng 3: Đọc giờ của buổi chiều.

- Giờ buổi chiều: Một ngày có 24 giờ, ta phân chia như sau:

+ Từ 12 giờ đêm (hay 0 giờ) đến 11 giờ 59 phút trưa: giờ buổi sáng hoặc còn gọi là AM.

+ Từ 12 giờ trưa đến 11 giờ 59 phút đêm: giờ buổi chiều hoặc còn gọi là PM.

Giờ chiều ta còn có cách đọc khác theo 24 giờ

Ví dụ: 1 giờ chiều = 13 giờ.

Dạng 4: Đọc giờ theo 2 cách.

Ta có 2 cách đọc cho các giờ 30 phút, hơn 30 phút và giờ buổi chiều.

Phương pháp giải:

Cách 1: Đọc giờ theo quy tắc thông thường.

Cách 2: Đọc giờ theo cách đọc khác:

+ 30 phút đọc là “giờ rưỡi”

+ Hơn 30 phút đọc theo “giờ kém”

+ Giờ buổi chiều: quy về giờ theo thang 24 giờ.

Dạng 5: Tính khoảng thời gian trôi qua.

Tính số phút và số giờ đã thay đổi giữa hai khoảng thời gian, từ đó tính được khoảng thời gian trôi qua ở giữa.

Ví dụ: Từ 2 giờ chiều đến 5 giờ chiều thì có bao nhiêu giờ đã trôi qua?

Giải:

Vì 5 - 2 = 3 nên từ 2 giờ chiều đến 5 giờ chiều thì đã trôi qua 3 giờ.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Tóm tắt lý thuyết Toán lớp 3: Xem đồng hồ file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com