Để viết tốt hơn các em cần phải luyện tập chăm chỉ cũng như tham khảo thêm ở các bài văn mẫu Nói về lễ hội kéo co ở địa phương em lớp 6 tại chuyên trang của chúng tôi. Nó sẽ giúp các em có thêm nhiều kiến thức về Nói về lễ hội kéo co ở địa phương em lớp 6 ý nghĩa phong phú và những từ ngữ hay hơn để áp dụng vào bài làm của mình.
Dưới đây là môt số bài văn Nói về lễ hội kéo co ở địa phương em lớp 6 ngắn gọn, có ý nghĩa nhất được chia sẻ miễn phí, hỗ trợ các em ôn luyện hiệu quả. Mời các em học sinh cùng quý thầy cô tham khảo.
Hằng năm, cứ vào ngày nhà giáo Việt Nam, trường em lại tổ chức rất nhiều hoạt động như thi văn nghệ, thi nấu ăn, tổ chức các trò chơi cho các bạn học sinh. Đặc biệt, trò chơi kéo co vẫn thu hút được đông đảo các bạn và thầy cô cũng đón xem, vì không khí vui nhộn và tiếng la hét ầm ĩ vang cả một góc sân.
Khi cuộc thi kéo co sắp bắt đầu thì các bạn học sinh khởi động tay và chân để lúc vào kéo không bị trượt chân hoặc mất thăng bằng. Mỗi đội gồm 5 người cùng kéo.
Nhà trường chuẩn bị một sợi dây thừng to, dài và chắc chắn. Ở giữa sợi dây đó có buộc một chiếc khăn màu đỏ để đánh dấu điểm ngăn cách, cũng như khi sợi dây đỏ đó bj kéo về bên nào trước thì bên đó sẽ giành chiến thắng. Khán giả xung quanh sân rất đông, họ đang chờ đợi thí sinh của hai đội bước ra sân.
Cuộc thi hôm nay với sự tham gia của lớp 6C và 6D, các bạn ai cũng cao to và khỏe mạnh.
Khi cuộc chơi sắp bắt đầu, mỗi đội 5 người đứng vào hàng và sắp xếp vị trí cho phù hợp. Đôi chân của các bạn ghì chặt lấy mặt đất, tay bám chặt sợi dây thừng để không bị tuột. Khoảng cách đứng giữa các bạn cũng cần phải xác định rõ, tránh bon chen nhau, như thế mới tạo được độ dẻo dai cũng như tập trung lực.
Khi vào trận, thí sinh của hai bên hì hục giữ chặt lấy sợi dây thừng, chân cứ miết chặt xuống mặt đất. Hai bên giằng đi giằng lại nhau khiến khán giả mấy phen thót tim. Các bạn bên đội 7C dường như cao to hơn bên 7D một chút, nhưng các bạn 7D lại rất dai sức, không chịu bỏ cuộc khi đã bị kéo gần thua cuộc. Tuy nhiên tình thế được lật ngược khi các bạn 7D bất ngờ phản công và túm chặt sợi dây thừng hơn nữa. Các bạn vẫn cứ giằng co nhau, tiếng thở hổn hển, gương mặt đỏ bừng và khí thế hào hung.
Khán giả bên ngoài cứ ho lớn “Cố lên, Cố lên” dường như tiếp thêm sức mạnh cho các bạn. Tiếng reo hò xen lẫn tiếng vỗ tay đã khiến cho không khí cả sân trường trở nên khí thế, sôi động và thú vị hơn.
Cuối cùng, vì đuối sức nên các bạn 5D đã để thua các bạn 5C. Tuy nhiên gương mặt của các bạn vẫn nở nụ cười, vì các bạn đã cố gắng hết mình.
Năm nào cũng thế, cứ mỗi độ Tết đến xuân về, vào đâu tháng Giêng là quê em lại tổ chức lễ hội mừng xuân ngay tại sân đình.
Trước ngày diễn ra lễ hội, các cô bác đã tập trung về đình làng để trang trí. cổng đình được treo cờ ngũ sắc rực rỡ. Phía dưới là hàng chữ Chúc mừng năm mới - Lễ hội làng Sài Thị màu vàng tươi, nổi bật trên phông nền đỏ thắm. Xung quanh là hàng dài cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió. Loa đài từ đâu phát ra những bản nhạc mừng xuân thật rộn ràng. Vào ngày chính hội, mọi người đổ về (đình làng như dòng nước chảy. Ai ai cũng quần áo chỉnh tề, đẹp đẽ. Các ông đội khăn xếp, áo the đen. Còn các bà, các mẹ thì diện áo dài truyền thống, dịu dàng, nền nã. Dưới ánh nắng nhè nhẹ của mùa xuân, chiếc áo dài trông mới đẹp làm sao! Em và các bạn nhỏ trong làng hớn hở khoe quần áo mới, tay cầm bong bóng, chạy nhảy vui đùa khắp nơi.
Hội làng được khai mạc khi ba tiếng trống tùng... tùng... tùng vang lên. Ngay sau đó là phần lễ dâng hương nghiêm trang thành kính, báo cáo những thành quả của làng lên ông bà tổ tiên. Tiếp đó là hội thi kéo co giữa các đội trong làng. Trên quãng sân rộng, các đội xếp thành hàng dài, nối đuôi nhau. Một chiếc dây thừng dài loằng ngoằng đã được chuẩn bị sân. Khi tiếng còi khai cuộc vang lên, mọi người nắm chặt dây thừng, kéo thật mạnh về phía mình. Tiếng hò reo cổ vũ, tiếng thúc giục, động viên vang lên rộn rã cả một góc trời, sợi dây thừng lúc thì lệch sang bên trái, một lúc sau lại lệch sang bên phải. Cuộc chiến cân sức, chưa phân thắng bại. Thế nhưng, một lúc sau, chiếc dây thừng đã được kéo hẳn sang phía thôn 2, kết thúc trận thi đấu. Phía khán giả nhảy lên reo hò sung sướng. Các cháu nhỏ hô vang tên đội chiến thắng: "Thôn 2, thôn 2, thôn 2...". Trận đấu thật vui! Đây là một trò chơi truyền thống, không chỉ làm khỏe mạnh, sảng khoái, mà còn là cd hội cho mọi người ở gần nhau hơn. Không chỉ kéo co, hội làng còn có nhiều trò chơi hấp dẫn khác như đấu vật, thổi cơm thi,...
Em rất yêu quê hương và lễ hội làng quê mình
CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ Bài văn mẫu Nói về lễ hội kéo co ở địa phương em lớp 6 chi tiết, ngắn gọn bản file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.