Cơn ác mộng của ngành xuất khẩu thủy hải sản của bất cứ quốc gia nào là khi bị nhận thẻ vàng của IUU. Vậy quy định của IUU như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tại bài viết dưới đây.
Khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (illegal, unreported and unregulated fishing - IUU) là quy định về chống đánh bắt hải sản IUU được Ủy ban châu Âu (EC) ban hành tại Quy định số 1005/20081 có hiệu lực từ ngày 01/10/2010. Mục tiêu của IUU là nhằm thiết lập một thống trên toàn châu Âu (EU) để ngăn chặn và loại bỏ việc nhập khẩu các sản phẩm thủy sản bị khai thác IUU vào thị trường EU.
Nguyên tắc chung:
Quy định sẽ áp dụng đối với:
Theo Quy định, một cá nhân hoặc tổ chức đánh bắt cá được cho là vi phạm IUU nếu có dấu hiệu vi phạm các quy định về quản lý và bảo tồn được áp dụng tại khu vực liên quan, hoặc việc đánh bắt cá không có giấy phép hợp lệ, được thực hiện trong vùng biển gần; thực hiện vào mùa cấm đánh bắt; sử dụng các phương tiện đánh bắt bị cấm; không chấp hành các quy định bắt buộc về chế độ báo cáo, giả mạo nhận dạng hoặc cản trở việc điều tra…
Xuất nhập khẩu các sản phẩm thủy sản
Mọi hoạt động thương mại các sản phẩm thủy sản có được từ hoạt động đánh bắt IUU đều bị nghiêm cấm. Sản phẩm thủy sản được nhập khẩu vào EU phải có Giấy chứng nhận đánh bắt. Cơ quan chức năng của nước có tàu đánh bắt phải xác nhận sản phẩm thủy sản được đánh bắt trên tàu là phù hợp với quy định của pháp luật và các quy định quốc tế về quản lý và bảo tồn nguồn lợi thủy sản. Chứng nhận này phải được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền và áp dụng cho tất cả các sản phẩm đã chế biến hoặc chưa qua chế biến (trừ cá nước ngọt, cá cảnh và một số loại thân mềm khác).
Kiểm tra tàu khai thác thủy sản đối với nước thứ 3
Việc tiếp cận dịch vụ cảng biển, cập bến và chuyển tải của một tàu đánh bắt cá từ nước thứ 3 sẽ chỉ được diễn ra dưới sự cho phép của cảng biển được một nước thành viên chỉ định. Chủ tàu khai thác thủy sản phải thông báo cho cơ quan chức năng của nước thành viên đó ít nhất 3 ngày làm việc trước thời điểm dự kiến giao dịch, phải thông báo về loại sản phẩm, địa điểm đánh bắt và nơi tàu đánh bắt được đăng ký. Ngoài ra, chủ tàu phải trình số liệu về khối lượng sản phẩm theo từng loài, thời gian và địa điểm sẽ cập cảng hoặc chuyển tải.
Tàu khai thủy sản sẽ không được phép cập bến, chuyển tải hoặc giao dịch tại cảng của một nước thành viên EU nếu việc điều tra cho thấy tàu đó có liên quan đến hoạt động đánh bắt cá IUU. Các tàu đánh bắt cá có tên trong Danh sách IUU của EU sẽ không được phép cập cảng tại bất kỳ một nước thành viên EU nào.
Hệ thống cảnh báo tại EU
Hệ thống này được xây dựng nhằm giúp các cơ quan thẩm quyền đưa thông tin một cách nhanh nhất về các trường hợp vi phạm, đảm bảo tính minh bạch, công khai. EC có trách nhiệm thông tin công khai và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình, đồng thời cần kịp thời thông báo cho nước liên quan biết về quyết định đó.
Biện pháp xử lý
Tàu đánh bắt sẽ bị đưa vào danh sách IUU nếu nước chủ quản không đáp ứng yêu cầu của EC. Việc đưa ra khỏi danh sách sẽ được thực hiện nếu trong vòng 2 năm liên tiếp sau đó khi không có thông tin cho thấy tàu đó còn dính líu đến hoạt động IUU.
Nước thứ 3 bị đưa vào Danh sách các nước không hợp tác nếu nước đó không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của họ theo luật quốc tế, không hợp tác với EC. Mọi trao đổi thương mại về thủy sản, trực tiếp hoặc gián tiếp với nước này cũng bị cấm và sẽ chỉ được dỡ bỏ khi nước này cải thiện được tình hình theo quy định.
“Thẻ vàng” của ủy ban Châu Âu (EC) là thẻ phạt đối với quốc gia vi phạm quy định hàng hóa hải sản khi nhập khẩu vào thị trường Châu Âu (EU) đều phải khai báo, xác nhận nguồn gốc, đảm bảo không vi phạm quy định IUU (khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định).
Khi quốc gia nào bị EC rút “thẻ vàng” sẽ bị công bố rộng rãi trên thế giới, hàng thủy sản nhập vào EU sẽ bị tăng cường kiểm tra với thời gian kiểm tra kéo dài làm tăng rất cao chi phí.
Năm 2017, Việt Nam trở thành nước thứ hai trong khu vực Đông Nam Á bị EU "rút thẻ vàng" cảnh báo đối với hải sản khai thác từ các hành vi đánh cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Một bộ phận nhỏ ngư dân do nhận thức, hoặc vì lợi ích kinh tế, chưa tự giác tuân thủ quy định của pháp luật, như: khai thác hải sản không có giấy phép, hoạt động sai vùng khai thác ghi trong giấy phép, v.v. Đáng chú ý là, còn xảy ra việc tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép, có những vụ việc nghiêm trọng. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc Ủy ban châu Âu đã quyết định đưa ra cảnh báo “thẻ vàng” đối với ngành thủy sản Việt Nam (tháng 10/2017), tác động tiêu cực tới việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, v.v. Trước tình hình đó, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã, đang phối hợp chặt chẽ với các lực lượng, các cấp, ngành, tỉnh, thành phố ven biển triển khai đồng bộ các giải pháp chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, góp phần duy trì trật tự an toàn, phát triển bền vững kinh tế biển gắn với củng cố quốc phòng, an ninh, quyết tâm thực hiện mục tiêu gỡ “thẻ vàng” cho ngành Thủy sản Việt Nam.
Sau 4 năm thực hiện các khuyến nghị của EC, Việt Nam đã có nhiều giải pháp, biện pháp quyết liệt để chống khai thác IUU, gỡ “thẻ vàng” của EC; Ban Chỉ đạo Quốc gia về IUU, các ban, bộ, ngành và 28 tỉnh, thành phố thuộc Trung ương ven biển đã tích cực trong công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành, triển khai các giải pháp chống khai thác IUU. Sự cam kết, nỗ lực hành động của Việt Nam được phía EC ghi nhận, đánh giá cao.
Tuy nhiên, tình trạng vi phạm khai thác hải sản trái phép của nước ta vẫn còn diễn biến phức tạp, tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác vùng biển nước ngoài vẫn tiếp diễn. Ngư dân chưa thực hiện nghiêm việc lắp đặt, vận hành thiết bị giám sát hành trình (VMS) theo quy định. Công tác thực thi, xử lý, xử phạt còn chưa nghiêm, chưa thống nhất giữa các địa phương; chế tài xử phạt còn chưa đủ mạnh so với các nước trong khu vực, chưa đảm bảo tính răn đe. Công tác kiểm soát tàu cá ra vào cảng, lao động trên tàu cá, kiểm soát sản lượng qua cảng để thực hiện đúng qui định về chứng nhận, xác nhận, truy xuất nguồn gốc hải sản khai thác còn chưa chặt chẽ, chưa đảm bảo độ tin cậy.
Nếu tiếp tục bị phạt “thẻ vàng”, Việt Nam sẽ lại bị công bố rộng rãi trên thế giới và điều này ảnh hưởng lớn đến hình ảnh, uy tín quốc gia, dân tộc trên trường quôc tê; bởi lẽ không có quốc gia, dân tộc nào có thê tự hào khi làm ăn bât hợp pháp, đi ăn cắp, ăn trộm tài nguyên của quốc gia, dân tộc khác.
Những khó khăn, thách thức phía trước còn rất nặng nề, rất cần sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quyết liệt; triển khai thực hiện nghiêm túc và phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của cả hệ thống chính trị của tỉnh và các đơn vị chức năng có liên quan, đặc biệt là ý thức tự giác, chung sức, đồng lòng của các chủ tàu, thuyền trưởng và ngư dân địa phương. Mỗi tổ chức, cá nhân cần hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của mình để thực hiện tốt trong nhiệm vụ này để góp phần gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của EC vào cuối năm nay.