Logo

Sinh học 10 Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật đầy đủ

Hướng dẫn soạn Sinh học 10 Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật đầy đủ, hỗ trợ các em trả lời các câu hỏi, bài tập trong SGK trang 99, 101 kèm tổng hợp lý thuyết trọng tâm.
5.0
1 lượt đánh giá

Để quá trình tiếp thu kiến thức mới trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả nhất, trước khi bắt đầu bài học mới các em cần có sự chuẩn bị nhất định qua việc tổng hợp nội dung kiến thức lý thuyết trọng tâm, sử dụng những kiến thức hiện có trả lời câu hỏi liên quan. Dưới đây chúng tôi đã soạn sẵn Lời giải Sinh học 10 Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật đầy đủ, giúp các em tiết kiệm thời gian. Nội dung chi tiết được chia sẻ dưới đây.

Soạn Sinh 10 Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật

Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 25 trang 99, 101

Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 25 trang 99: 

- Sau thời gian của một thế hệ, số tế bào trong quần thể biến đổi như thế nào?

- Nếu số lượng tế bào ban đầu (No) không phải là một tế bào mà là 105 tế bào thì sau 2 giờ thì số lượng tế bào trong bình (N) là bao nhiêu?

Lời giải:

- Sau thời gian của một thế hệ, số lượng tế bào trong quần thể tăng gấp đôi.

- Sau 2 giờ thì số lượng tế bào trong bình (N) là: N = 105.64 (tế bào).

Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 25 trang 100: 

Hãy tính số lần phân chia của E.coli trong một giờ?

Lời giải:

Số lần phân chia của E.coli trong một giờ là:  

Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 25 trang 101: 

Để thu được số lượng vi sinh vật tối đa thì nên dừng ở pha nào?

Lời giải:

Để thu được số lượng vi sinh vật tối đa thì nên dừng ở cuối pha lũy thừa, đầu pha cân bằng. Ở pha cân bằng số lượng vi sinh vật duy ở mức cân bằng, còn pha suy vong số lượng tế bào giảm do nguồn dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc tích lũy nhiều đã ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật.

Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 25 trang 101: 

Để không xảy ra pha suy vong của quần thể vi khuẩn thì phải làm gì?

Lời giải:

Để không xảy ra pha suy vong của quần thể vi khuẩn thì phải bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng vào và lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương, đó là nguyên tắc của phương pháp nuôi cấy liên tục.

Giải bài tập SGK Sinh học 10 Bài 25

Bài 1 (trang 101 SGK Sinh học 10): 

Hãy nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.

Lời giải:

Đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn:

 + Pha tiềm phát (pha lag):

 - Vi khuẩn thích nghi với môi trường

- Số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng

- Enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất.

 + Pha lũy thừa (pha log):

- Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ rất lớn

- Số lượng tế bào trong quần thể tăng rất nhanh.

+ Pha cân bằng:

- Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian.

- Số lượng cá thể mới sinh ra bằng số lượng cá thể cũ chết đi.

 + Pha suy vong:

- Số tế bào sống trong quần thể giảm dần do tế bào trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.

Bài 2 (trang 101 SGK Sinh học 10): 

Vì sao quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát, còn trong nuôi cấy liên tục thì không có pha này?

Lời giải:

- Khi nuôi cấy không liên tục vi khuẩn cần có thời gian để làm quen với môi trường, tức là cần thời gian cảm ứng các hợp chất của môi trường để hình thành các enzim tương ứng. Do vậy quá trình nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát.

- Khi nuôi cấy liên tục, môi trường ổn định, vi khuẩn đã có enzim cảm ứng nên không cần thiết phải có pha tiềm phát.

Bài 3 (trang 101 SGK Sinh học 10)

Vì sao trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong, còn trong nuôi cấy liên tục hiện tượng này không xảy ra?

Lời giải:

- Trong nuôi cấy không liên tục các chất dinh dưỡng dần cạn kiệt, các chất độc hại qua trao đổi tích lũy ngày càng nhiều. Do đó, tính thẩm thấu của màng bị thay đổi, làm cho vi khuẩn bị phân hủy.

- Trong nuôi cấy liên tục, quá trình nuôi cấy luôn bổ sung chất dinh dưỡng và lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương nên các chất dinh dưỡng và các chất trao đổi luôn ở trong trạng thái tương đối ổn định, vi khuẩn không có hiện tượng bị phân hủy.

Lý thuyết Sinh 10 Bài 25

I. Khái niệm sinh trưởng

1. Khái niệm sinh trưởng của quần thể vi sinh vật:

- Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.

2. Thời gian thế hệ (g)

- Thời gian thế hệ là thời gian tính từ khi 1 tế bào sinh ra đến khi tế bào đó phân chia hoặc số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi.

- Công thức tính thời gian thế hệ: g = t/n

với: t: thời gian

n: số lần phân chia trong thời gian t

II. SINH TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ VI SINH VẬT

1. Nuôi cấy không liên tục

- Sự sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục bao gồm 4 pha cơ bản: pha tiềm phát, pha cấp số, pha cân bằng và pha suy vong.

+ Pha tiềm phát (pha lag): tính từ khi vi sinh vật được cấy vào bình cho đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng. Đây là giai đoạn thích nghi của VSV, chúng tiến hành tổng hợp mạnh ADN và các enzyme chuẩn bị cho sự phân bào.

+ Pha lũy thừa (pha log-pha cấp số): vi sinh vật phân chia mạnh mẽ, số lượng tế bào tăng theo lũy thừa và đạt đến cực đai. Thời gian thế hệ đạt tới hằng số, quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ nhất.

+ Pha cân bằng: tốc độ sinh trưởng và trao đổi chất của vi sinh vật giảm dần. Do chất dinh dưỡng bắt đầu cạn kiệt, chất độc hại tăng trong môi trường nuôi cấy, số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian.

+ Pha suy vong: số lượng tế bào trong quần thể giảm do bị phân huỷ ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tăng.

2. Nuôi cấy liên tục

- Trong nuôi cấy liên tục chất dinh dưỡng mới thường xuyên được bổ sung đồng thời không ngừng loại bỏ các chất thải, nhờ vậy quá trình nuôi cấy đạt hiệu quả cao và thu được nhiều sinh khối hơn.

- Nuôi cấy liên tục được dùng để sản xuất sinh khối vi sinh vật như các enzyme, vitamim, etanol…

►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download Giải Sinh học 10 Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật đầy đủ chi tiết bản file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com