Để học tốt Sinh học lớp 11, nội dung bài học là trả lời câu hỏi, giải bài tập Sinh học 11 hay nhất, ngắn gọn. Mời các bạn xem phần giải bài tập Sinh lớp 11 chi tiết. Bên cạnh đó là tóm tắt lý thuyết ngắn gọn Sinh học 11 có đáp án.
Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 41 trang 160:
Quan sát hình 41.1 và:
- Cho ví dụ về một số thực vật có hình thức sinh sản bào tử.
- Nêu con đường phát tán của bào tử.
Lời giải:
- Một số thực vật có hình thức sinh sản bào tử: rêu, dương xỉ.
- Bào tử có thể phát tán theo các con đường: gió, nước, động vật.
Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 41 trang 161:
Quan sát hình 43 và trả lời các câu hỏi sau:
- Nêu các phương pháp nhân giống vô tính (nhân giống sinh dưỡng) có và không có ở trên hình 43.
- Vì sao phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép?
Lời giải:
- Các phương pháp nhân giống vô tính có và không có ở trên hình 43:
+ Có ở hình 43: Ghép cành, chép chồi.
+ Không có ở hình 43: giâm cành, giâm lá, triết cành, trồng củ, nhân giống vô tính trong ống nghiệm từ mô của cây.
- Ở cành ghép các mô mạch đang tổn thương nên quá trình vận chuyển nước bị ảnh hưởng do đó cần bỏ hết lá ở cành ghép để giảm quá trình thoát hơi nước qua lá đồng thời tập trung nước nuôi các tế bào ghép.
Bài 1 (trang 162 SGK Sinh 11):
Sinh sản là gì?
Lời giải:
Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
Bài 2 (trang 162 SGK Sinh 11):
Sinh sản vô tính là gì?
Lời giải:
Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái. Con cái giống nhau và giống (cây) mẹ.
Bài 3 (trang 162 SGK Sinh 11):
Nêu các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật.
Lời giải:
Có 2 hình thức sinh sản vô tính ở thực vật là:
- Sinh sản bào tử: cơ thể mới được phát triển từ bào tử, bào tử được hình thành trong túi bào tử của thể bào tử.
- Sinh sản sinh dưỡng: cơ thể mới được hình thành và phát triển từ các phần sinh dưỡng của cơ thể mẹ (căn hành, thân củ, thân rễ, hom,...)
Bài 4 (trang 162 SGK Sinh 11):
Nêu những lợi ích của các phương pháp nhân giống vô tính.
Lời giải:
Những lợi ích của phương pháp nhân giống vô tính:
- Tạo ra số lượng lớn cây trồng trong một thời gian ngắn.
- Cây con giữ được nguyên bản các tính trạng tốt của cây mẹ
- Giâm,chiết cành giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng ở một số cây ăn quả, giúp chúng có thể sớm tạo quả.
- Nuôi cấy mô tế bào còn giúp tạo giống cây trồng sạch bệnh, phục chế các giống bị thoái hóa.
Bài 5 (trang 162 SGK Sinh 11):
Ngoài tự nhiên, cây tre sinh sản bằng:
A - lóng
B - thân rễ
C - đỉnh sinh trưởng
D - rễ phụ
Lời giải:
Đáp án: B.
Bài 6 (trang 162 SGK Sinh 11):
Trong phương pháp nhân giống sinh dưỡng bằng ghép cành, mục đích quan trọng nhất của việc buộc chặt cành ghép với gốc ghép là để:
A - dòng mạch gỗ dễ dàng di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép.
B - cành ghép không bị rơi.
C - nước di chuyển từ gốc lên cành ghép không bị chảy ra ngoài.
D - cả A, B, C.
Lời giải:
Đáp án: A.
I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ SINH SẢN
- Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới bảo đảm sự phát triển liên tục của loài
- Có 2 kiểu sinh sản, đó là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính
II. SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT
1. Sinh sản vô tính là gì?
Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ.
2. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật
a. Sinh sản bào tử
- Hình thức sinh sản này có ở những cơ thể luôn có sự xen kẽ của hai thế hệ như rêu, dương xỉ.
- Trong hình thức sinh sản bào tử, cơ thể mới được phát triển từ bào tử, cơ thể mới được phát triển từ bào tử, bào tử lại hình thành trong túi bào tử từ thể bào tử.
b. Sinh sản sinh dưỡng
- Cơ thể được hình thành từ một bộ phận (thân, lá, rễ) của thực vật.
3. Phương pháp nhân giống vô tính
a. Ghép chồi và ghép cành
- Một chồi hay một cành nhỏ từ cây này có thể được ghép lên một cây khác của các loài có quan hệ họ hàng hay các thứ khác nhau của cùng một loài. Ghép cây phải thực hiện lúc cây còn non.
- Cây cho hệ thống rễ được gọi là gốc ghép, cành hay chồi ghép được gọi là cành ghép. Ghép có thể kết hợp được chất lượng tốt giữa cành ghép và gốc ghép.
b. Giâm cành
Giâm cành là hình thức cắt từ thân, nhánh hay từ đoạn thân có chồi ngọn. Nơi vết cắt sẽ mọc ra một khối tế bào không chuyên hóa gọi là mô sẹo, sau đó các rễ bất định mọc ra từ mô sẹo này.
c. Chiết cành
d. Nuôi cấy tế bào và mô thực vật
- Là sự nuôi cấy các tế bào lấy từ các phần khác nhau của cơ thể thực vật như củ, lá, đỉnh sinh trưởng, bao phấn, hạt phấn, túi phôi,… trên môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo ra các cây con. Sau đó, cây con được chuyển ra trồng ở đất.
- Cơ sở của công nghệ nuôi cấy tế bào là tính toàn năng của tế bào
4. Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người
a. Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật
Sinh sản vô tính giúp cho sự tồn tại là phát triển của loài
b. Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống con người
- Tăng hiệu quả kinh tế nông nghiệp
- Tạo giống cây sạch bệnh
- Nhân nhanh các giống cây trồng
- Bảo tồn các giống cây quý hiếm
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn Sinh 11 Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật SGK trang 160, 161, 162 file pdf hoàn toàn miễn phí!