Logo

Sinh học 7 Bài 29: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp đầy đủ

Hướng dẫn soạn Sinh học 7 Bài 29: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp đầy đủ, hỗ trợ các em trả lời các câu hỏi, bài tập trong SGK trang 96 - 98 kèm tổng hợp lý thuyết trọng tâm.
4.0
1 lượt đánh giá

Bài học này sẽ giúp các em tìm hiểu về Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp chi tiết nhất. Từ đó vận dụng trả lời các câu hỏi, bài tập ứng dụng và giải thích những hiện tượng trong cuộc sống thường ngày có liên quan.

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 29 trang 96 , 97

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 29 trang 96

Thảo luận và đánh dấu (√) vào ô trống ở hình để chọn lấy đặc điểm được coi là đặc điểm chung của ngành chân khớp.

Lời giải:

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 29 trang 96

Đánh dấu (√) và ghi theo yêu cầu bảng 1 để thấy tính đa dạng trong cấu tạo và môi trường sống của chân khớp

Lời giải:

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 29 trang 96

Thảo luận và đánh dấu (√) vào các ô trống ở bảng 2 chỉ rõ tập tính đặc trưng của từng đại diện (chú ý: có nhiều tập tính khác nhau ở 1 đại diện)

Lời giải:

Bảng 2. Đa dạng về tập tính

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 29 trang 97:

- Hãy dựa vào kiến thức đã học, liên hệ đến thực tiễn thiên nhiên, điền tên 1 số loài chân khớp và đánh dấu (√) vào ô trống của bảng 3 cho phù hợp.

- Thảo luận, trao đổi về vai trò của chúng đối với tự nhiên và đời sống con người.

Lời giải:

- Có lợi:

+ Làm thực phẩm: tôm, cua

+ Thụ phấn cho cây trồng: ong, bướm

+ xuất khẩu: tôm sú,….

- Có hại:

+ Truyền bệnh: ruồi, muỗi

+ Có hại cho giao thông đường thủy: con sun

→ Số lượng loài lớn, mỗi lần sinh sản nhiều, sinh sản nhanh → có vai trò quan trọng.

Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 29

Bài 1 (trang 98 SGK Sinh học 7)

Trong số các đặc điểm của Chân khớp thì các đặc điểm nào ảnh hưởng lớn đến sự phân bố rộng rãi của Chân khớp ?

Lời giải:

Những đặc điểm cấu tạo giúp Chân khớp phân bố rộng rãi là :

- Vỏ kitin (bộ xương ngoài) chống lại sự thoát hơi nước, thích nghi với môi trường cạn.

- Chân khớp và phân đốt linh hoạt trong di chuyển, một số chân khớp có cánh thích nghi với đời sống bay.

Bài 2 (trang 98 SGK Sinh học 7)

Đặc điểm cấu tạo nào khiến Chân khớp đa dạng về : tập tính và về môi trường sống ?

Lời giải:

Chân khớp đa dạng về tập tính và môi trường sống là nhờ :

- Hệ thần kinh và giác quan phát triển. Đó là trung tâm điều khiển mọi hoạt động phức tạp và đa dạng của Chân khớp.

- Cấu tạo phân hóa phù hợp với các chức năng khác nhau, giúp chân khớp thích nghi được nhiều môi trường khác nhau.

 Ví dụ, chân bơi, chân bò, chân đào bới ... phần phụ miệng thích nghi với kiểu nghiền, kiểu hút ...thức ăn.

Bài 3 (trang 98 SGK Sinh học 7)

Trong số 3 lớp của Chân khớp : Giáp xác, Hình nhện, Sâu bọ thì lớp nào có giá trị thực phẩm lớn nhất ? Cho thí dụ .

Lời giải:

Trong 3 lớp của ngành Chân khớp thì lớp Giáp xác có giá trị thực phẩm lớn nhất là vì hầu hết các loài tôm, cua ở biển và ở nước ngọt đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao với khối lượng lớn. Nên có một vài vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho con người và xuất khẩu.

Ví dụ: Ngành hải sản mang lại rất nhiều giá trí kinh tế: tôm, cua, ...

Lý thuyết Sinh 7 Bài 29

Các đại diện của ngành Chân khớp gặp ở khắp nơi trên hành tinh của chúng ta: dưới nước hay trên cạn, ở ao, hồ, sông hay biển khơi, ở trong lòng đất hay trên không trung, ở sa mạc hay vùng cực. Chúng sống tự do hay kí sinh.

Chân khớp tuy đa dạng, nhưng chúng đều mang những đặc điểm chung nhất của toàn ngành.

I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG

Một số đặc điểm của các đại diện ngành Chân khớp

- Hình 29. 1, 29.3, 29.4 nói lên đặc điểm chung của ngành Chân khớp

+ Có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở

+ Các chân phân đốt khớp động

+ Qua lột xác để tăng trưởng cơ thể

II. SỰ ĐA DẠNG Ở CHÂN KHỚP

1. Đa dạng về cấu tạo và môi trường sống

- Nhờ sự thích nghi với điều kiện sống và môi trường khác nhau mà Chân khớp rất đa dạng về cấu tạo cơ thể.

Bảng 1: Đa dạng về cấu tạo và môi trường sống của chân khớp

2. Đa dạng về tập tính

- Thần kinh phát triển cao ở Chân khớp đã giúp chúng rất đa dạng về tập tính.

Bảng 2: Đa dạng về tập tính  

III. VAI TRÒ THỰC TIỄN

Với số lượng loài lớn, mỗi loài lại thường sinh sản ra số lượng cá thể rất lớn nên Chân khớp có vai trò thực tiễn to lớn về cả 2 mặt: có lợi và có hại.

Bảng 3: Vai trò của ngành Chân khớp

- Chân khớp lợi về nhiều mặt như: chữa bệnh, làm thực phẩm, thụ phấn cho cây trồng… nhưng cũng gây tác hại không nhỏ như: hại cây trồng, hại đồ gỗ trong nhà lan truyền nhiều bệnh nguy hiểm.

CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp file pdf hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
4.0
1 lượt đánh giá
Tham khảo thêm:
    CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
    Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
    Copyright © 2020 Tailieu.com