Logo

Sinh học 7 Bài 7: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của Động vật nguyên sinh đầy đủ

Hướng dẫn soạn Sinh học 7 Bài 7: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của Động vật nguyên sinh đầy đủ, hỗ trợ các em trả lời các câu hỏi, bài tập trong SGK trang 26-28 kèm tổng hợp lý thuyết trọng tâm.
4.5
1 lượt đánh giá

Sau bài học các em sẽ được tìm hiểu về đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của Động vật nguyên sinh. Từ đó vận dụng trả lời các câu hỏi, bài tập ứng dụng và giải thích những hiện tượng trong cuộc sống thường ngày có liên quan.

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 7 trang 26, 27

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 7 trang 26

Đánh dấu và điền nội dung thích hợp vào ô trống của bảng 1. Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

- Động vật nguyên sinh sống tự do có những đặc điểm gì?

- Động vật nguyên sinh sống kí sinh có những đặc điểm gì?

- Động vật nguyên sinh có đặc điểm gì chung?

Lời giải:

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 7 trang 26

Hãy xem thành phần động vật nguyên sinh trong giọt nước ao (hình 7.1), thảo luận, nêu vai trò của chúng trong sự sống ở ao nuôi cá.

Lời giải:

- Động vật nguyên sinh sống tự do có những đặc điểm là các cơ quan di chuyển (roi, lông bơi, chân giả) phát triển, dị dưỡng.

- Động vật nguyên sinh sống kí sinh có những đặc điểm là cơ quan di chuyển (roi, lông bơi, chân giả) tiêu giảm hoặc không có. Sống hoại sinh, sinh sản vô tính (phân nhiều) cho số lượng rất lớn trong thời gian ngắn.

- Động vật nguyên sinh có đặc điểm gì là:

+ Cơ thể có kích thước hiển vi

+ Được cấu tạo từ 1 tế bào

+ Chủ yếu dị dưỡng

+ Sinh sản vô tính và hữu tính.

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 7 trang 27

Dựa vào kiến thức trong chương I và các thông tin trên, thảo luận và ghi tên các động vật nguyên sinh mà em biết vào bảng 2.

Lời giải:

Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 7

Bài 1 (trang 28 sgk Sinh học 7)

Đặc điếm chung nào của Động vật nguyên sinh vừa đúng cho loài sống tự do lẫn loài sống kí sinh ?

Lời giải:

Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh vừa đúng cho loài sống tự do lẫn loài sống kí sinh là:

- Cơ thể có kích thước hiển vi.

- Cơ thể chỉ có cấu tạo 1 tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống.

- Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi.

- Phần lớn: dị dưỡng; di chuyển bằng chân giả, lông bơi hoặc roi bơi, một số không di chuyển.

Bài 2 (trang 28 sgk Sinh học 7)

Hãy kể tên một số động vật nguyên sinh có lợi trong ao nuôi cá.

Lời giải:

Một số động vật nguyên sinh có lợi trong ao nuôi cá: trùng đế giày, trùng biến hình, trùng roi,…

Nhóm động vật này là thức ăn của các loài cá nhỏ và cá con, các loài thân mềm (trai, ốc,..), giáp xác (tôm, cua, nhện nước,…), ấu trùng sống trong ao nuôi cá. Và tất cả các loài này lại là thức ăn của cá lớn trong ao.

Ngoài ra, động vật nguyên sinh cũng giúp bảo vệ và làm sạch môi trường nước nhờ việc chúng phân giải và tiêu hóa các vụn hữu cơ.

Bài 3 (trang 28 sgk Sinh học 7)

Hãy kể tên một số động vật nguyên sinh gây bệnh ở người và cách truyền bệnh.

Lời giải:

Một số động vật nguyên sinh gây bệnh ở người và cách truyền bệnh:

+ Trùng sốt rét:

- Trùng sốt rét kí sinh ở máu người.

- Muỗi anophen hút máu người bệnh, mang theo trùng sốt rét.

- Khi muỗi đốt vào người khỏe mạnh, trùng sốt rét sẽ truyền sang người khỏe mạnh và gây bệnh.

+ Trùng kiết lị:

- Bào xác của trùng kiết lị thâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa.

- Khi vào ruột chúng sẽ phá hủy niêm mạc ruột để nuốt hồng cầu, sau đó chúng sẽ sinh sản và kết bào xác.

- Bào xác này sẽ ra môi trường cùng với phân người bệnh.

- Khi xử lí phân không an toàn, bào xác nãy sẽ lẫn vào thức ăn, nước uống. Người khỏe mạnh khi ăn phải thực phẩm có chứa bào xác trùng kiết lị sẽ bị nhiễm bệnh.

+ Trùng roi kí sinh trong máu gây nên "giấc ngủ li bì" ở người bệnh:

- Trùng roi kí sinh trong máu người bệnh.

- Ruồi tsê-tsê đốt người bệnh, mang theo trùng roi kí sinh.

- Khi ruồi đốt người khỏe mạnh thì trùng roi từ người bệnh sẽ truyền sang máu ngưới khỏe mạnh và gây bệnh.

Lý thuyết Sinh 7 Bài 7

I. Các đặc điểm chung

Các đại diện của Động vật nguyên sinh dù cấu tạo đơn giản hay phức tạp, dù sống tự do hay kí sinh,… đều có chung một số đặc điểm.

Bảng 1: Đặc điểm chung ngành Động vật nguyên sinh

1. Đặc điểm chung

- Động vật nguyên sinh có một số đặc điểm chung sau:

+ Có kích thước nhỏ, chỉ vào khoảng 0,01 – 0,05mm nên không thể nhìn thấy bằng mắt thường

+ Động vật nguyên sinh là một dạng sống đơn giản, mặc dù cơ thể chỉ có một tế bào, nhưng có khả năng thực hiện đầy đủ các hoạt động sống nhưng có khả năng thực hiện đầy đủ các hoạt động sống như một cơ thể đa bào hoàn chỉnh.

+ Động vật nguyên sinh có khả năng di chuyển và dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng.

+ Phần lớn sinh sản vô tính, có một số ít loài sinh sản hữu tính (tiếp hợp)

- Hiện động vật nguyên sinh có khoảng 40000 loài. Các động vật thường gặp là:

+ Trùng roi

+ Trùng biến hình và trùng giày

+ Trùng kiết lị và trùng sốt rét

2. Vai trò thực tiễn

2.1 Vai trò

- Động vật nguyên sinh phân bố khắp nơi: trong nước ngọt, trong nước mặn, trong đất ẩm, trong cơ thể nhiều nhóm động vật và người.

- Động vật nguyên sinh giữ vai trò quan trọng trong hệ sinh thái

+ Làm thức ăn cho động vật nhỏ, đặc biệt là giáp xác nhỏ

+ Chỉ thị về độ sạch của môi trường.

+ Trùng lỗ (có kích thước 0,1 – 1 mm) là nhóm Động vật nguyên sinh sinh sống phổ biến ở biển. Khi chết vỏ trùng lỗ lắng xuống đáy biển, góp phần tạo nên vỏ Trái Đất. Hóa thạch của chúng là vật chỉ thị cho các địa tầng có dầu hỏa.

2.2 Tác hại

Một số không nhỏ động vật nguyên sinh gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho động vật và người.

+ Bệnh sốt rét do trùng sốt rét gây ra

+ Bệnh kiết lị do trùng kiết lị gây ra

►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Sinh 7 Bài 7: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của Động vật nguyên sinh file PDF hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
4.5
1 lượt đánh giá
Tham khảo thêm:
    CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
    Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
    Copyright © 2020 Tailieu.com