Mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học Bài 2: Cấu tạo cơ thể người trang 8, 9, 10 lớp 8 được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức và củng cố bài học của mình trong quá trình học tập môn Sinh học.
Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 2 trang 8: Quan sát hình 2 - 1 và 2 - 2, kết hợp với tự tìm hiểu bản thân, hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Cơ thể người gồm mấy phần? Kể tên các phần đó.
- Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ quan nào?
- Những cơ quan nào nằm trên khoang ngực?
- Những cơ quan nào nằm trên khoang bụng?
Trả lời:
- Cơ thể người có 3 phần: đầu, thân và tay chân. Cơ thể người được bao bọc bởi da.
- Có 2 khoang cơ thể lớn nhất là khoang ngực và khoang bụng. 2 khoang này nằm ở phần thân và ngăn cách nhau bởi cơ hoành.
- Khoang cơ thể chứa các cơ quan nội tạng:
+ Khoang ngực chứa: tim, phổi, khí quản, thực quản.
+ Khoang bụng chứa: dạ dày, ruột, gan, túi mật, tuy, lách, thận, bóng đái, cơ quan sinh dục.
Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 2 trang 9 (1): Hãy ghi tên các cơ quan có trong thành phần của mỗi hệ cơ quan và chức năng chính của mỗi hệ cơ quan vào bảng 2.
Trả lời:
Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 2 trang 9 (2): Quan sát hình 2-3, hãy cho biết các mũi tên từ hệ thần kinh và hệ nội tiết tới các hệ cơ quan nói lên điều gì?
Trả lời:
Sơ đồ thể hiện mối quan hệ của các hệ cơ quan trong cơ thể. Các mũi tên tập trung đến hệ thần kinh chứng tỏ chức năng của hệ thần kinh là vai trò chỉ đạo, điều hoà và sự liên hệ giữa các cơ quan trong cơ thể tạo thành thế thống nhất giúp các quá trinh sinh lí trong cơ thể diễn ra bình thường.
Bài 1 (trang 10 SGK Sinh học 8) : Cơ thể người gồm mấy phần, là những phần nào ? Phần thân chứa những cơ quan nào ?
Lời giải:
- Cơ thể người gồm 3 phần: phần đầu, phần thân và phần chi (tay, chân).
- Phần thân gồm khoang ngực và khoang bụng được ngăn cách bởi cơ hoành.
+ Khoang ngực chứa tim, phổi.
+ Khoang bụng chứa gan, ruột, dạ dày, thận, bóng đái và cơ quan sinh sản.
Bài 2 (trang 10 SGK Sinh học 8) : Bằng một ví dụ, em hãy phân tích vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể.
Lời giải:
Ví dụ về vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể như sau:
Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Cùng lúc đó các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động: nhịp tim tăng, mạch máu giãn, thở nhanh và sâu, mồ hôi tiết nhiều… Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
I. Cấu tạo
1. Các phần cơ thể
Cơ thể người được bao bọc bởi lớp da.
- Cơ thể người chia làm 3 phần: đầu, thân, chi (tay, chân)
- Các khoang chính của cơ thể là khoang ngực và khoang bụng, các khoang này nằm ở thân và ngăn cách nhau bởi cơ hoành.
+ Khoang ngực: Chứa tim, phổi, khí quản, thực quản.
+ Khoang bụng: chứa dạ dày, ruột, gan, tụy, lách, thận, bong đái, cơ quan sinh dục.
2. Các hệ cơ quan
- Hệ cơ quan gồm các cơ quan cùng phối hợp hoạt động thực hiện chức năng nhất định của cơ thể.
II. Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan
- Ngoài các hệ cơ quan trên, trong cơ thể còn có da, các giác quan, hệ sinh dục giúp duy trì nòi giống, hệ nội tiết giúp điều hòa quá trình trao đổi chất của cơ thể bằng hoocmon.
⇒ Các cơ quan trong cơ thể là một khối thống nhất, có sự phối hợp với nhau, cùng thực hiện chức năng sống. Sự phối hợp này được thực hiện nhờ cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch (dòng máu chảy trong hệ tuần hoàn mang theo hoocmon do tuyến nội tiết tiết ra)
CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download giải bài tập Sinh học Bài 2: Cấu tạo cơ thể người trang 8, 9, 10 SGK lớp 8 hay nhất file word, pdf hoàn toàn miễn phí.