Logo

Sinh học 8 Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương đầy đủ

Hướng dẫn soạn Sinh học 8 Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương đầy đủ, hỗ trợ các em trả lời các câu hỏi, bài tập trong SGK trang 28, 29, 31 kèm tổng hợp lý thuyết trọng tâm.
5.0
2 lượt đánh giá

Mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương trang 28, 29, 31 lớp 8 được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức và củng cố bài học của mình trong quá trình học tập môn Sinh học.

Soạn Sinh 8 Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 8 trang 28, 29

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 8 trang 28: Cấu tạo hình ống, nan xương ở đầu xương xếp vòng cung có ý nghĩa gì đối với chức nâng nâng đỡ của xương?

Trả lời:

   Cấu tạo hình ống làm cho xương nhẹ và vững chắc. Nan xương xếp vòng cung có tác dụng phân tán lực làm tăng khả năng chịu lực. Người ta vận dụng kiểu cấu tạo hình ống của xương và cấu trúc hình vòm trong kỹ thuật xây dựng để đảm bảo độ bền vững mà tiết kiệm được nguyên vật liệu. Ví dụ: làm cột trụ, vòm cửa...

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 8 trang 29: Quan sát hình 8 -5 hãy cho biết vai trò của sụn tăng trưởng

Trả lời:

   Các tế bào ở sụn tăng trưởng phân chia và hoá xương làm xương dài ra. Đến tuổi trưởng thành, sự phân chia của sụn tăng trường không còn thực hiện dược nữa, do đó người không cao thêm. Tuy nhiên, màng xương vẫn có khả năng sinh ra tế bào xương để bổi đắp phía ngoài của thân xương làm cho xương lớn lèn, trong khi các tế bào huỷ xương tiêu huỷ thành trong của ống xương làm cho khoang xương ngày càng rộng ra.

Giải bài tập SGK Sinh học 8 Bài 8

Bài 1 (trang 31 SGK Sinh học 8) : Xác định các chức năng tương ứng với các phần của xương ở bảng sau bằng cách ghép chữ (a, b, c…) với số (1, 2, 3…) sao cho phù hợp.

Lời giải:

    Đáp án : 1.b ;    2.f ;    3.d ;    4.e ;    5.a .

Bài 2 (trang 31 SGK Sinh học 8) : Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương ?

Lời giải:

 Xương được cấu tạo gồm:

    - Chất hữu cơ (hay cốt giao): đảm bảo tính mềm dẻo cho xương.

    - Chất vô cơ (hay chất khoáng chủ yếu là canxi): làm cho xương bền chắc.

Bài 3 (trang 31 SGK Sinh học 8) : Hãy giải thích vì sao xương động vật được hầm (đun sôi lâu) thì bở?

Lời giải:

   Khi hầm xương bò, lợn ... chất cốt giao bị phân hủy. Vì vậy, nước hầm xương thường sánh và ngọt, phần xương còn lại là chất vô cơ (không còn cốt giao nên bở).

Lý thuyết Sinh 8 Bài 8

I. Cấu tạo của xương

1. Cấu tạo và chức năng của xương dài

Cấu tạo một xương dài gồm có : hai đầu xương và thân xương

2. Cấu tạo xương ngắn và xương dẹt

Xương ngắn và xương dẹt có cấu tạo bên ngoài là mô xương cứng, bên trong là mô xương xốp gồm nhiều nan xương và nhiều hốc xương nhỏ (như mô xương xốp ở đầu xương dài) chứa tủy đỏ.

II. Sự to ra và dài ra của xương

- Xương to ra là do sự phân chia của các tế bào màng xương

- Xương dài ra là do sự phân chia của tế bào ở sụn xương tăng trưởng.

III. Thành phần hóa học và tính chất của xương

Thành phần của xương gồm:

- Chất hữu cơ (cốt giao) => tính mềm dẻo

- Chất vô cơ (muối khoáng): canxi => tính vững chắc

⇒ Xương có tính mềm dẻo và vững chắc

- Tỉ lệ chất cốt giao thay đổi theo độ tuổi

CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download giải bài tập Sinh học Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương trang 28, 29, 31 SGK lớp 8 hay nhất file word, pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com