Logo

Sinh học 9 Bài 25: Thường biến đầy đủ nhất

Hướng dẫn soạn Sinh học 9 Bài 25: Thường biến đầy đủ nhất, hỗ trợ các em trả lời các câu hỏi, bài tập trong SGK trang 72, 73 kèm tổng hợp lý thuyết trọng tâm.
5.0
0 lượt đánh giá

Giải Thường biến lớp 9 bao gồm đáp án và hướng dẫn giải chi tiết tương ứng với từng bài tập SGK. Sau đây mời các em cùng tham khảo lời giải chi tiết

Bài 25: Thường biến

Trả lời các câu hỏi SGK Sinh 9 Bài 25 trang 72, 73

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 25 trang 72

Quan sát hình 25 và tìm hiểu 2 ví dụ dưới đây. Từ những quan sát được và từ các tư liệu trên, hãy trả lời các câu hỏi sau:

- Sự biểu hiện ra ngoài kiểu hình của một một kiểu gen phụ thuộc vào những yếu tố nào? Trong các yếu tố ấy, yếu tố nào được xem như là không biến đổi?

- Thường biến là gì?

Trả lời:

- Sự biểu hiện ra kiểu hình của một kiểu gen phụ thuộc vào cả kiểu gen và môi trường. Trong các yếu tố đó, yếu tố kiểu gen xem như không biến đổi.

- Thường biến là những biến đổi kiểu hình, phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 25 trang 73

Hãy trả lời các câu hỏi sau:

- Giới hạn năng suất của giống lúa DR2 do giống hay do kĩ thuật trồng trọt quy định?

- Mức phản ứng là gì?

Trả lời:

- Giới hạn năng suất của giống lúa DR2 do giống qui định.

- Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen (hoặc chỉ một kiểu gen hay nhóm gen) trước môi trường khác nhau. Mức phản ứng do kiểu gen quy định

Giải bài tập SGK Sinh 9 Bài 25

Bài 1 (trang 73 sgk Sinh học 9):

Thường biến là gì? Phân biệt thường biến với đột biến.

Lời giải:

    Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.

Thường biến

Đột biến

- Là những biến đổi kiểu hình và không biến đổi trong vật chất di truyền (ADN và NST).

- Do tác động trực tiếp của môi trường sống.

- Diễn ra đồng loạt, có định hướng, tương ứng với các điều kiện ngoại cảnh.

- Không di truyền được.

- Có lợi.

- Không là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên và chọn giống.

- Biến đổi ADN, NST từ đó dẫn đến biến đổi kiểu hình.

- Do tác động của môi trường ngoài hay rối loạn trao đổi chất ở tế bào và cơ thể.

- Biến đổi riêng rẽ, từng cá thể, gián đoạn, vô hướng.

- Di truyền cho thế hệ sau.

- Đa số có hại, có khi có lợi.

- Là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên và chọn giống.

Bài 2 (trang 73 sgk Sinh học 9):

Mức phản ứng là gì? Cho ví dụ về mức phản ứng ở cây trồng?

Lời giải:

    Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen (hoặc chỉ một gen hay nhóm gen) trước môi trường khác nhau.

    Ví dụ: Giống lúa DR2 được tạo ra từ dòng tế bào (2n) biến đổi, có thể đạt năng suất tối đa gần 8 tấn/ha/vụ trong điều kiện gieo trồng tốt nhất, chỉ đạt 4,5-5 tấn/ha/vụ trong điều kiện bình thường.

Bài 3 (trang 73 sgk Sinh học 9):

Người ta đã vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng về mức phản ứng để nâng cao năng suất cây trồng như thế nào?

Lời giải:

  Vận dụng những hiểu biết do ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng về mức phản ứng để nâng cao năng suất cây trồng.

      - Tạo điều kiện thuận lợi nhất để đạt kiểu hình tối đa (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng…).

      - Hạn chế những ảnh hưởng xấu làm giảm năng suất.

      - Áp dụng các kĩ thuật trồng trọt hiện đại, thích hợp với từng loại giống.

      - Thay thế các giống cũ bằng giống mới có tiềm năng năng suất cao hơn, phù hợp với từng điều kiện môi trường khác nhau.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Sinh 9 Bài 25: Thường biến file PDF hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
5.0
0 lượt đánh giá
Tham khảo thêm:
    CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
    Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
    Copyright © 2020 Tailieu.com