Logo

Sinh học 9 Bài 37: Thành tựu chọn giống ở Việt Nam đầy đủ

Hướng dẫn soạn Sinh học 9 Bài 37: Thành tựu chọn giống ở Việt Nam đầy đủ, hỗ trợ các em trả lời các câu hỏi, bài tập trong SGK trang 111 kèm tổng hợp lý thuyết trọng tâm.
5.0
0 lượt đánh giá

Giải Thành tựu chọn giống ở Việt Nam lớp 9 bao gồm đáp án và hướng dẫn giải chi tiết tương ứng với từng bài tập SGK. Sau đây mời các em cùng tham khảo lời giải chi tiết

Bài 37: Thành tựu chọn giống ở Việt Nam

Bài 1 (trang 111 sgk Sinh học 9):

Trong chọn giống cây trồng, người ta đã sử dụng những phương pháp nào? Phương pháp nào được xem là cơ bản? Cho ví dụ minh họa kết quả của mỗi phương pháp đó.

Lời giải:

 Trong chọn giống cây trồng, người ta đã sử dụng các phương pháp:

   - Gây đột biến nhân tạo:

      + Gây đột biến nhân tạo rồi chọn lọc cá thể: tạo giống lúa có tiềm năng năng suất cao như giống lúa DT10, nếp thơm TK106…; tạo giống đậu tương DT55 từ xử lí đột biến giống DT74 có thời gian sinh trưởng ngắn, chống đổ, chịu rét khá tốt, hạt to, màu vàng…

      + Phối hợp giữa lai hữu tính và phối hợp đột biến: Giống lúa A20 được tạo ra bằng lai giữa hai dòng đột biến H20 × H30.

      + Chọn giống bằng chọn lọc tế bào xôma có biến dị hoặc đột biến xôma: giống táo đào vàng được tạo ra bằng xử lí đột biến đỉnh sinh trưởng cây non của giống táo Gia Lộc cho quả to, mã đẹp, có màu vàng da cam, ăn giòn, ngọt, có vị thơm đặc trưng.

   - Lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể từ các giống hiện có:

      + Tạo biến dị tổ hợp: tạo giống lúa DT17 từ phép lai hai giống lúa DT10 × OM80 cho giống có năng suất cao, hạt gạo dài, trong, cơm dẻo.

      + Chọn lọc cá thể: giống cà chua P375 được tạo ra bằng phương pháp chọn lọc cá thể từ giống cà chua Đài Loan.

   - Tạo giống ưu thế lai (ở F1): các giống ngô lai được tạo ra như: LVN10, LVN98, HQ2000 là giống ngô dài ngày, chịu hạn, chống đổ và kháng sâu bệnh; LVN20, LVN24, LVN25 là giống lai đơn ngắn ngày, chống đổ tốt, thích hợp vụ đông xuân trên chân đất lầy thụt.

   - Tạo giống đa bội thể: giống dâu số 12 là giống dâu tam bội (3n) được lai giữa thể tứ bội (4n - giống dâu Bắc Ninh) với giống lưỡng bội (2n) cho giống có bản lá dày, màu xanh đậm, thịt lá nhiều, sức ra rễ và tỉ lệ hom sống cao.

Bài 2 (trang 111 sgk Sinh học 9):

Trong chọn giống vật nuôi, chủ yếu người ta dùng phương pháp nào? Tại sao? Cho ví dụ.

Lời giải:

    - Trong chọn giống vật nuôi, lai giống là phương pháp chủ yếu để tạo nguồn biến dị cho chọn giống mới, cải tạo giống có năng suất thấp và tạo ưu thế lai vì quá trình tạo giống mới đòi hỏi thời gian rất dài và chi phí rất lớn.

    - Ví dụ: Lai kinh tế:

      + Bò vàng Thanh Hoá      x      Bò Hônsten Hà Lan

      + Vịt bầu     x     Vịt cỏ

      + Vịt cỏ     x      Vịt Anh Đào

      + Gà ri     x      Gà mía

      + Gà ri     x      Gà tam hoàng

Bài 3 (trang 111 sgk Sinh học 9):

Thành tựu nổi bật nhất trong chọn giống cây trồng hoặc vật nuôi ở Việt Nam là ở lĩnh vực nào?

Lời giải:

    - Thành tựu nổi bật nhất trong chọn giống cây trồng là lĩnh vực chọn giống lúa, ngô.

    - Thành tựu nổi bật trong chọn giống vật nuôi là ở lĩnh vực chọn giống gà, lợn.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Sinh 9 bài 37: Thành tựu chọn giống ở Việt Nam file PDF hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
5.0
0 lượt đánh giá
Tham khảo thêm:
    CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
    Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
    Copyright © 2020 Tailieu.com