Trong dòng chảy miên viễn của nền văn học Việt Nam, chúng ta thấy rằng đó là sự tích hợp giữa hai dòng văn học: văn học dân gian và văn học viết. Phân biệt được hai dòng văn học này là vấn đề cơ bản của lịch sử văn học dân tộc. Bởi lẽ, nó không chỉ có hai phương thức sáng tác khác nhau, truyền miệng và thành văn, mà còn liên quan đến hai loại hình thức tác giả có vị trí xã hội, hoàn cảnh sinh sống, quan niệm nhân sinh, tư tưởng tình cảm, kể cả hoàn cảnh sáng tác, tâm thế sáng tác, động cơ sáng tác cũng khác nhau.
Giữa văn học dân gian và văn học viết chúng ta thấy có một số điểm giống nhau như:
Sự khác nhau được thể hiện thông qua các đặc trưng của văn học viết và văn học nhân gian như lực lượng sáng tác, cách thức lưu truyền, hình thức tồn tại, vai trò, vị trí, nội dung phản ánh, lịch sử hình thành và phát triển,...
+ Lực lượng sáng tác
+ Cách thức lưu truyền
+ Hình thức tồn tại
+ Vai trò, vị trí
+ Nội dung phản ánh
+ Lịch sử hình thành và phát triển
+ Cách phản ứng hiện thực:
Văn học dân gian là nền tảng của văn học viết, là chặng đầu của nền văn học dân tộc. Khi chưa có chữ viết, nền văn học dân tộc chỉ có văn học dân gian; khi có chữ viết nền văn học nầy bao gồm hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết
Văn học viết chịu ảnh hưởng văn học dân gian về nhiều phương diện, từ nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật.
Ví dụ: Truyền thuyết Thánh Gióng đã mở đầu cho dòng văn học yêu nước, chống xâm lược trong nền văn học dân tộc. Thể thơ lục bát, thể thơ được thi hào Nguyễn Du sử dụng một cách tài tình, bắt nguồn từ bộ phận văn vần dân gian...
Văn học viết cũng có ảnh hưởng trở lại đối với văn học dân gian trên một số phương diện . Chẳng hạn , tác giả dân gian đã đưa những chất liệu văn học viết vào ca dao ( những nhân vật trong Truyện Kiều , Lục Vân Tiên ...)
Mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn học cũng như vai trò, ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học thể hiện trọn vẹn hơn cả ở lĩnh vực sáng tác và ở bộ phận thơ văn quốc âm. Có thể nói, mảng truyện thơ Nôm khuyết danh là sự gặp gỡ của hai bộ phận văn học dân tộc.
Như vậy, trong quá trình phát triển, hai bộ phận văn học dân gian và văn học viết luôn có mối quan hệ biện chứng, tác động, bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát triển. Văn học dân gian là nền tảng cho văn học viết tiếp thu. Trái lại, văn học viết có tác động trở lại làm văn học dân gian thêm phong phú, đa dạng.
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về So sánh văn học dân gian và văn học viết (Đầy đủ) file Word, pdf hoàn toàn miễn phí!