Logo

Soạn văn 8 VNEN Bài 23: Nước Đại Việt ta

Soạn văn 8 VNEN Bài 23: Nước Đại Việt ta trang 42 - 48 gợi ý trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8 tập 2 chương trinh mới ngắn gọn, chính xác nhất
5.0
0 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn soạn Bài 23: Nước Đại Việt ta Ngữ Văn lớp 8 tập 2 VNEN được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Hoạt động khởi động Bài 23: Nước Đại Việt ta

Trình bày những hiểu biết về tác giả Nguyễn Trãi.

Trả lời:

      Nguyễn Trãi là một vị anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa kiệt xuất, nhân vật toàn tài số một của lịch sử Việt Nam thời phong kiến.

      Nguyễn Trãi tên hiệu ức Trai, sinh năm 1380, quê gốc ở xã Chi Ngại (Nay là xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) sau dời đến làng Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây). Cha là Nguyễn Phi Khanh đỗ Thái học sinh. Mẹ là Trần Thị Thái, con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán.

Hoạt động hình thành kiến thức Bài 23: Nước Đại Việt ta

1.  Đọc văn bản Nước Đại Việt ta

2.  Tìm hiểu văn bản

a. Hai câu ““Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” cho thấy cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì?

b. So với bài Sông núi nước Nam, ở văn bản này Nguyễn Trãi đã kế thừa và phát triển những căn cứ nào để khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc?

c. Phân tích ý nghĩa và hình thức biểu đạt của hai câu: “Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập - Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương”.

d. Trong 6 câu cuối của đoạn trích, tác giả đã đưa ra những “chứng cớ còn ghi” trong sử sách. Em có nhận xét gì về những “chứng cớ” này?

e. Những nhận xét sau nói về giá trị nghệ thuật của đoạn trích “Nước Đại Việt ta”. Khoanh tròn vào Đ (đúng) hoặc S (sai) với mỗi trường hợp:

Nhận xét Đúng(Đ Sai(S
(1) Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng giàu sức thuyết phục. Đ S
(2) Câu văn dài ngắn, biến hóa linh hoạt, giàu nhịp điệu. Đ S
(3) Các phép tu từ ẩn dụ, nhân hóa được sử dụng rất hiệu quả. Đ S
(4) Nghệ thuật đối được sử dụng rất tài tình, đầy dụng ý. Đ S

g. Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp hài hòa lí lẽ và dẫn chứng. Qua đoạn trích Nước Đại Việt ta hãy chứng minh điều đó.

Trả lời:

a. Hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” cho thấy cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là: yên dân, trừ bạo.

    + Nhân nghĩa là khoan dung, an dân, vì dân.

    + Nhân nghĩa là lý tưởng xây dựng lý tưởng đất nước.

    + "yên dân" là thương dân, lo cho dân

    + "trừ bạo" lo diệt trừ giặc ngoại xâm, làm đất nước độc lập (diệt giặc Minh).

→ Tư tưởng "nhân nghĩa" theo Nguyễn Trãi có nghĩa là phải yên dân, yêu thương bảo vệ nhân dân. Tư tưởng này mang tính triết lý, bao trùm toàn bộ cuộc đời và các sáng tác của ông.

b. So với bài Sông núi nước Nam, ở văn bản này Nguyễn Trãi đã có sự kế thừa và phát triển những căn cứ để khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc:

    + Nền văn hiến từ lâu đời: nền văn hiến đã lâu

    + Phong tục tập quán

    + Lịch sử hình thành và phát triển riêng

    + Chế độ nhà nước riêng, bình đẳng, ngang tầm với các triều đại Trung Quốc

- Bài thơ Sông núi nước Nam của tác giả Lý Thường Kiệt đề cập tới sự độc lập lãnh thổ và chủ quyền nước Nam- vua Nam ở.

- Tới Bình Ngô Đại cáo Nguyễn Trãi vẫn khẳng định về lãnh thổ, chủ quyền. Có mở rộng, khẳng định nền văn hiến lâu đời, phong tục, lịch sử triều đại.

    + Thể loại văn biền ngẫu giúp cho việc diễn giải ý thơ được chi tiết và kỹ càng hơn.

c. Phân tích ý nghĩa và hình thức biểu đạt của hai câu: “Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập - Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương”:

    + Cách nhìn vào lịch sử dân tộc bằng cái nhìn như thế là có chiều sâu, đảm bảo được sức sống trường tồn không gì khuất phục được.

    + Đoạn thơ trần thuật, đúng hơn là tự thuật ấy nếu hiểu sâu xa thì có đến hai lớp nghĩa: giữa các triều đại phương Nam và phương Bắc không chỉ có sự tồn tại ngang hàng mà còn có lí do để có sự tồn tại ngang hàng.

    + So với câu thơ "Nam quốc sơn hà Nam đế cư" đời Lí, niềm tự hào, tự tôn đã nâng lên một bậc, nâng lên bằng một ý thức văn hoá hẳn hoi. Cái linh, cái hồn vía của "địa linh" đã tạo ra "nhân kiệt" là lẽ đương nhiên như thế.

d. Trong 6 câu cuối của đoạn trích, tác giả đã đưa ra những “chứng cớ còn ghi” trong sử sách:

    + Tác giả nêu những dẫn chứng cụ thể, đầy thuyết phục về sức mạnh của dân tộc ta đã kinh qua nhiều thử thách và lịch sử đã từng ghi lại bao chiến công lừng lẫy của cha ông ta: Lưu Cung thất bại, Triệu Tiết tiêu vong, Toa Đô bị bắt, Ô Mã bị giết.

⇒ Chúng ta thấy dẫn chứng được đưa ra một cách dồn dập theo hình thức liệt kê, cho thấy sức thuyết phục càng cao; đồng thời thấy rõ được niềm tự hào dân tộc sâu sắc của tác giả khi đứng trước những chiến công đó.

e. Hoàn thành bảng:

Nhận xét Đúng(Đ Sai(S
(1) Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng giàu sức thuyết phục. Đ  
(2) Câu văn dài ngắn, biến hóa linh hoạt, giàu nhịp điệu. Đ  
(3) Các phép tu từ ẩn dụ, nhân hóa được sử dụng rất hiệu quả.   S
(4) Nghệ thuật đối được sử dụng rất tài tình, đầy dụng ý. Đ  

g. Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp hài hòa lí lẽ và dẫn chứng:

    + Dẫn ra sự thất bại thảm hại của những kẻ bạo ngược, làm điều trái nhân nghĩa: Lưu Cung, Triệu Tiết, Ô Mã, Toa Đô.

    + Lấy chứng cớ từ sử sách- điều không thể chối cãi.

    + Lời lẽ đanh thép, hùng hồn, minh chứng cho sức mạnh chính nghĩa.

    + Thể hiện niềm tự hào dân tộc

3. Tìm hiểu về hành động nói (tiếp theo)

a. Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:

      Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý (1). Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy (2). Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm (3). Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày (4). Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến (5).

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

(1) Xác định kiểu câu và mục đích nói của mỗi câu trong đoạn trích.

(2) Có phải mỗi kiểu câu lúc nào cũng tương ứng với một mục đích nói không? Vì sao?

b. Nối câu ở cột A với hành động nói phù hợp ở cột B.

A B
(1) Sao con lại để quần áo lôi thôi, luộm thuộm thế này? a) Bộc lộ cảm xúc
(2) Anh có thể chỉ cho tôi đường đến chợ huyện không? b) Hỏi
(3) Ngày mai thời tiết thế nào nhỉ? c) Dự đoán
(4) Chúng tôi sẽ phải đi rất nhanh mới có thể kịp giờ lên tàu. d) Cầu khiến
(5) Anh ta sẽ giữ đúng lời hứa đấy! e) Trình bày
g) Hứa hẹn

Trả lời:

a. Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu:

(1) Kiểu câu của các câu trong đoạn trích là câu trần thuật.

Mục đích nói của mỗi câu:

[1] Trình bày

[2] Trình bày

[3] Trình bày

[4] Điều khiển

[5] Điều khiển

(2) Không phải mỗi kiểu câu lúc nào cũng tương ứng với mục đích nói. Vì hành động nói có thể thực hiện bằng cách trực tiếp (dùng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó) và gián tiếp (bằng các kiểu câu khác).

b. Nối: (1) – a;    (2) – d;    (3) – b;    (4) – e ;    (5) – c

Hoạt động luyện tập Bài 23: Nước Đại Việt ta

1. Khái quát trình tự lập luận của đoạn trích Nước Đại Việt ta bằng một sơ đồ.

Trả lời:

Khái quát trình tự lập luận của đoạn trích Nước Đại Việt ta bằng một sơ đồ:

2. Chỉ ra các câu có mục đích cầu khiến trong đoạn trích sau. Mỗi câu đó thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách nhân vật như thế nào?

Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu:

- Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được. Đụng đến việc là em thở rồi, không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa […]. Hay bây giờ em nghĩ thế này… Song anh cho phép em mới dám nói…

Rồi Dế Choắt loanh quanh, băn khoăn. Tôi phán bảo:

- Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.

Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:

- Anh đã nghĩ thương em như thế này thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh., phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang… Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng:

- Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!

Tôi về, không một chút bận tâm.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

Trả lời:

    + Những câu có mục đích cầu khiến trong đoạn trích:

- Song anh cho phép em mới dám nói.

- Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.

- Anh đã nghĩ thương em như thế này thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh., phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…

- Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.

    + Các câu này thể hiện mối quan hệ và tính cách các nhân vật:

● Dế Choắt là người yếu đuối hơn nên nói lời đề nghị một cách khiêm nhường, nhã nhặn, có chút ngập ngừng, sợ sệt.

● Dế Mèn kiêu căng, tỏ ra mình là bẻ trên nên lời nói tỏ ra huênh hoang, hách dịch.

3. Mỗi mục đích nói có thể được thực hiện bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Cho ví dụ cụ thể theo mẫu:

Mục đích nói Cách thực hiện
Mục đích nói Cách thực hiện
Chào Ông đi làm về ạ? Cháu chào ông ạ!
Bộc lộ cảm xúc    
Cầu khiến    
Hứa hẹn    

Trả lời:

Mục đích nói Cách thực hiện
Mục đích nói Cách thực hiện
Chào Ông đi làm về ạ? Cháu chào ông ạ!
Bộc lộ cảm xúc Cậu cho tớ cuốn sách này thật à? Ôi! Thích quá!
Cầu khiến Con mở cửa ra giúp mẹ được không? Con mở cửa ra giúp mẹ.
Hứa hẹn Đọi đến cuối năm học, chắc chắn Ba sẽ thấy con trưởng thành hơn. Con hứa sẽ trưởng thành hơn!

4. Luyện tập về luận điểm

a. Luận điểm là gì ? Khoanh tròn chữ cái trước phương án đúng.

A – Là vấn đề được đưa ra giải quyết trong bài văn nghị luận.

B – Là một phần của vấn đề được giải quyết trong bài văn nghị luận.

C – Là những tư tưởng, quan điểm mà người viết (nói) đưa ra trong bài văn nghị luận.

D – Là tư tưởng, quan điểm chính được trích dẫn trong bài văn nghị luận.

b. Những nhận xét sau nêu lên yêu cầu của luận điểm. Khoanh tròn vào ô D (đúng) hoặc S (sai) với mỗi nhận xét sau :

Nhận xét Đúng (Đ) Sai (S)
(1) Luận điểm cần chính xác, rõ ràng. Đ S
(2) Luận điểm phải phù hợp hoặc làm sáng tỏ được vấn đề cần nghị luận. Đ S
(3) Giữa các luận điểm phải vừa có sự liên kết, vừa có sự phân biệt để tránh trùng lặp. Đ S
(4) Luận điểm chính được dùng làm luận điểm xuất phát của bài viết nên cần phải nêu đầu tiên. Đ S
(5) Các luận điểm cần sắp xếp theo một trình tự hợp lí. Đ S

c. Đoạn văn sau đây nêu luận điểm "Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc" hay " Nguyễn Trãi như một ông tiên ở trong tòa ngọc"? Hãy giải thích sự lựa chọn của em.

      Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi, đã ca ngợi Nguyễn Trãi như sau: "Gió thanh hay hẩy gác vàng, người như một ông tiên ở trong tòa ngọc, cái tài làm hay, làm đẹp cho đất nước, từ xưa chưa có bao giờ...". Nguyễn Trãi không phài là một ông tiên. Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lồng lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho một lí tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc. Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc. Nguyễn Trãi rất xứng đáng với lòng khâm phục và quý trọng của chúng ta. Ca ngợi người anh hùng dân tộc, chúng ta đã rửa "mối hận nghìn năm" của Nguyễn Trãi!

(Phạm Văn Đồng, Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc)

d. Nếu phải viết một bài tập làm văn giải thích vì sao con người cần phải sống có trách nhiệm, em sẽ lựa chọn những luận điểm nào dưới đây :

- Giải thích thế nào là sống có trách nhiệm.

- Những biểu hiện của lối sống có trách nhiệm.

- Là học sinh, cần nêu cao những trách nhiệm gì ?

- Vì sao cần phải sống có trách nhiệm ?

- Con người hiện nay đã sống có trách nhiệm hay chưa ?

- Tác dụng/ lợi ích của lối sống có trách nhiệm.

- Sống có trách nhiệm với gia đình là thế nào ?

Hãy sắp xếp những luận điểm đã lựa chọn theo một trình tự hợp lí (có thể bổ sung thêm nếu cần). Giải thích về sự sắp xếp, bổ sung đó.

Trả lời:

a. Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm mà người viết (nói) đưa ra trong bài văn nghị luận.

Chọn đáp án : C – Là những tư tưởng, quan điểm mà người viết (nói) đưa ra trong bài văn nghị luận.

b. Hoàn thành bảng:

Nhận xét Đúng (Đ) Sai (S)
(1) Luận điểm cần chính xác, rõ ràng. Đ S
(2) Luận điểm phải phù hợp hoặc làm sáng tỏ được vấn đề cần nghị luận. Đ S
(3) Giữa các luận điểm phải vừa có sự liên kết, vừa có sự phân biệt để tránh trùng lặp. Đ S
(4) Luận điểm chính được dùng làm luận điểm xuất phát của bài viết nên cần phải nêu đầu tiên. Đ S
(5) Các luận điểm cần sắp xếp theo một trình tự hợp lí. Đ S

c. Xác định luận điểm cho đoạn văn:

Cả hai luận điểm nêu trên đều chưa thực sự phù hợp. Ta có thể thay đổi thành luận điểm : “Nguyễn Trãi là tinh hoa của đất nước, dân tộc và thời đại lúc bấy giờ”.

Lựa chọn như vậy vì hai luận điểm mà đề bài đưa ra đều không khái quát, thâu tóm được vấn đề chính mà đoạn văn nói đến.

d. Sắp xếp lại :

- Giải thích thế nào là sống có trách nhiệm.

- Những biểu hiện của lối sống có trách nhiệm.

- Vì sao cần phải sống có trách nhiệm ?

- Con người hiện nay đã sống có trách nhiệm hay chưa ?s

- Là học sinh, cần nêu cao những trách nhiệm gì ?

Các luận điểm trên được sắp xếp theo trình tự của cấu trúc một bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí:s

Giải thích tư tưởng – Biểu hiện của tư tưởng – Lí giải vì sao – Mở rộng, phản đề - Bài học nhận thức và hành động.

Hoạt động vận dụng Bài 23: Nước Đại Việt ta

1. So sánh với bài Sông núi nước Nam (đã học lớp 7), em hãy chỉ ra sự tiếp nối và phát triển của ý thức dân tộc trong đoạn trích Nước Đại Việt ta.

Trả lời:

- 2 văn bản đều thể hiện chung khát vọng tự do, độc lập. Những lời khẳng định chắc chắn, dõng dạc về chủ quyền của dân tộc, vì thế mà hai văn bản được coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc.

- Văn bản Nam Quốc sơn hà ra đời trong thế kỷ XI trong cuộc kháng chiến chống Tống. Bài thơ khẳng định chủ quyền thông qua hai yếu tố: lãnh thổ và chủ quyền.

      Nước Đại Việt ta ngoài hai yếu tố trên còn bổ sung thêm các yếu tố về văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử, anh hùng hào kiệt.

→ Thể hiện sự kế thừa và phát triển về ý thức dân tộc Đại Việt từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV.

2. Hãy lựa chọn và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên cho các cách hỏi đường dưới đây. Lí giải sự sắp xếp, lựa chọn đó.

a) Bác ơi, có cái bưu điện nào ở gần đây không ạ?

b) Bác làm ơn chỉ giúp cháu đường đến bưu điện ở đâu ạ.

c) Bác ơi, bác cho cháu hỏi thăm có bưu điện nào gần khu vực này không ạ?

d) Đường đến bưu điện đi lối nào hả bác?

e) Bưu điện ở chỗ nào bác ơi?

g) Bác ơi, bác chỉ giúp cháu đường đến bưu điện với ạ!

Trả lời:

Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên:

c) Bác ơi, bác cho cháu hỏi thăm có bưu điện nào gần khu vực này không ạ?

b) Bác làm ơn chỉ giúp cháu đường đến bưu điện ở đâu ạ.

g) Bác ơi, bác chỉ giúp cháu đường đến bưu điện với ạ!

a) Bác ơi, có cái bưu điện nào ở gần đây không ạ?

d) Đường đến bưu điện đi lối nào hả bác?

e) Bưu điện ở chỗ nào bác ơi?

Những cách hỏi ở trên được ưu tiên vì mang tính lịch sự, tế nhị cao.

3. Giả sử em là tổ trưởng và trong tổ em tháng này có bạn An tiến bộ về nhiều mặt rất đáng được tuyên dương trước lớp. Em cần khẳng định điều đó với giáo viên chủ nhiệm. Em sẽ lựa chọn những luận điểm nào để trình bày ý kiến của mình.

Trả lời:

Em sẽ lựa chọn những luận điểm như sau:

- Bạn có ý thức thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, kỷ luật của lớp, của trường.

- Trong lớp bạn chú ý nghe giảng và hăng hái xung phong phát biểu.

- Điểm số của bạn đã cải thiện tích cực so với tháng trước.

Hoạt động tìm tòi mở rộng Bài 23: Nước Đại Việt ta

Lựa chọn một văn bản nghị luận đã học hoặc đã đọc và tìm hiểu về việc trình bày luận điểm trong văn bản đó.

Trả lời:

Học sinh có thể chọn văn bản Chiếu dời đô. Đây là văn bản có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý giữa lý và tình theo mạch lập luận:

    + Đầu tiên, dẫn chứng lịch sử về các triều đại dời đô và trở nên hưng thịnh – do phù hợp với mệnh trời và lòng dân.

    + Dẫn ra nhà Đinh, Lê tiền triều tự làm theo ý mình vẫn đóng đô ở Hoa Lư khiến có cho vận mệnh suy, dân không phát triển.

    + Khẳng định và ngợi ca vị thế của thành Đại La: vị trí địa lý, thế đất, thuận lợi giao thương phát triển kinh tế.

    + Vua Lý đánh giá Đại La là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương trời, là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn.

→ Chiếu dời đô có sức thuyết phục do nhà vua có tầm nhìn đúng đắn, sâu sắc về thành Đại La- Thăng Long. Lời dụ chiếu được trình bày qua lối văn biền ngẫu, đối thoại mở với bề tôi → hợp lý hợp tình.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn Ngữ văn lớp 8 sách VNEN Bài 23: Nước Đại Việt ta file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
0 lượt đánh giá
Tham khảo thêm:
    CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
    Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
    Copyright © 2020 Tailieu.com