Logo

Soạn văn 7 VNEN Bài 26: Sống chết mặc bay

Soạn văn 7 VNEN Bài 26: Sống chết mặc bay trang 61 - 68 gợi ý trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 7 tập 2 chương trình mới ngắn gọn, chính xác nhất
5.0
0 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn soạn Bài 26: Sống chết mặc bay Ngữ Văn lớp 7 tập 2 VNEN được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Hoạt động khởi động Bài 26: Sống chết mặc bay

Các câu ca dao sau cho em am hiểu gì về sự phân biệt giai cấp trong xã hội phong kiến Việt Nam xưa ?

- Ếch kêu dưới vũng tre ngâm

Êch kêu mặc ếch,tre dầm mặc tre.

- Con ơi nhớ lấy câu này

Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.

- Vạn Niên là Vạn Niên nào ?

Thành xây xương lính,hào đào mấy dân.

Trả lời:

Những câu ca dao trên cho thấy sự khổ cực, lầm than, khổ sở của những người nông dân nghèo khổ trong xã hội xưa. Họ bị bóc lột một cách vô cùng nặng nề về của cải, vật chất lẫn tinh thần. Còn vua quan thì ăn chơi, sa đọa, sống sung sướng trên những giọt mồ hôi, nước mắt của nhân dân.

Hoạt động hình thành kiến thức Bài 26: Sống chết mặc bay

1. Đọc văn bản sau : Sống chết mặc bay

2. Tìm hiểu văn bản

a) Văn bản Sống chết mặc bay có thể được chia làm mấy đoạn ? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì ?

Trả lời:

Tác phẩm chia làm ba đoạn:

• Đoạn 1: “Gần một giờ đêm.... khúc đê này hỏng mất”: Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân.

• Đoạn 2: “Ấy lũ con dân...điếu mày”: Cảnh quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm ở trong đình.

• Đoạn 3: Phần còn lại: Đê bị vỡ nhân dân rơi vào cảnh thảm sầu.

b) Phép tương phản (cũng gọi là đối lập) trong nghệ thuật là việc tạo ra những cảnh tượng, hành động, tính cách trái ngược nhau để làm nổi bật một ý tưởng hoặc tư tưởng của tác giả.

Dựa vào định nghĩa trên ,em hãy tìm những chi tiết trong tác phảm để hoàn thành bảng sau:

Trả lời:

Dân -Tương phản- Quan

- Thời gian: gần 1 giờ đêm.

- Trời mưa tầm tã, nước sông ngày càng dâng cao, có nguy cơ vỡ đê.

- Không khí, cảnh tượng hộ đê: nhốn nháo, căng thẳng.

+ Người dân bất lực trước sức trời. Thế đê ngày càng yếu kém trước thế nước.

=> Thiên tai từng lúc giáng xuống, một thảm cảnh bi đát đe dọa cuộc sống của người dân.

Cảnh hộ đê

- Địa điểm : trong đình vững chãi, đê vỡ cũng không sao.

- Không khí, quang cảnh : tĩnh mịch, trang nghiêm, nhàn nhã, đường bệ, nguy nga.

- Đồ dùng sinh hoạt : Bát yến hấp đường phèn, trầu vàng, cau đậu, rễ tía,… toàn là những thứ quý hiếm, sang trọng.

- Quan phủ lao vào cuộc chơi không hề để ý đến nguy cơ vỡ đê.

=> Cảnh xa hoa, phù phiếm, vô trách nhiệm của bọn quan lại.

- Ngoài xa tiếng kêu vang trời, dậy đất, tiếng người kêu rầm rĩ, càng nghe càng lớn, tiếng trâu bò kêu vang tứ phía·

- Người nhà quê mình mẩy lấm láp, tất tả chạy vào thở không ra lời

- Đê vỡ dân trôi, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ

Cảnh đê vỡ

- Ván bài quan đã chờ: ngài xơi bát yến, ngồi khểnh vuốt râu, mắt trông vào đĩa nọc, điềm nhiên, lăm le chờ bài " Ù "·

- Có người khẽ nói làm ngài cau mặt.

- Nghe tin đê vỡ, quan đỏ mặt tía tai quát và tiếp tục chờ ván bài " Ù " - Quan vỗ tay xuống xập kêu to vội vàng xòe bài miệng vừa cười vừa nói

Nhận xét về dụng ý của tác giả khi xây dựng cảnh tương phản: nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập giữa sự bất nhân, vô trách nhiệm của quan phủ và tình cảm thảm thương của người dân.

c. Trong nghệ thuật văn chương còn có phép tăng cấp (lần lượt đưa thêm chi tiết và chi tiết sau phải cao hơn về mức độ (hoặc tính chất ,…) so với chi tiết trước),qua đó làm rõ thêm bản chất của sự việc ,hiện tượng được nói tới. Trong Sống chết mặc bay tác giả đã sử dụng phép tăng cấp để bộc lộ rõ nét bối cảnh và tính cách của nhân vật.

Em hãy phân tích ,chứng minh ý kiến trên bằng hoàn thành bảng sau :

Trả lời:

Đối tượng miêu tả Tăng cấp Nhận xét

Cảnh thiên nhiên và nguy cơ đê vỡ

• Mưa mỗi lúc một nhiều.

• Nước sông mỗi lúc một dâng cao.

Thể hiện thời tiết sự mưa gió, lũ lụt khó khăn do thiên nhiên gây ra.

Sự vất vả căng thẳng của nhân dân hộ đê

• Âm thanh mỗi lúc một ầm ĩ

• Sức người mỗi lúc một đuối

• Nguy cơ vỡ đê mỗi lúc một đến gần.

Thể hiện sự nhốn nháo, ầm ĩ, sự khó khăn mệt nhọc, sức chống chọi vủa người dân vật lộn với cơn lũ.

Mức độ ham mê cờ bạc của quan phủ

• Mê bài bạc bỏ ban trách nhiệm của mình.

• Mê đến mức bên ngoài ầm ĩ mà vẫn ung dung, thản nhiên

• Có tin đê vỡ còn thờ ơ quát nạt.

• Khi quan ù ván bài to, nhân dân lâm vào cánh lũ lụt thảm thê thảm sầu.

Thể hiện sự vô trách nhiệm, bất nhân của quan dân thời bấy giờ.

d) Nhận xét về tác dụng của sự kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong việc vạch trần bản chất “lòng lang dạ thú” của tên quan phủ trước sinh mạng của người dân.

Trả lời:

Sống chết mặc bay là một tác phẩm có sức sống lâu bền trong lòng người đọc. Tên của văn bản đã trở thành một câu thành ngữ quen thuộc để chỉ đến những kẻ có chức trách trong xã hội nhưng ăn chơi hưởng lạc, vô trách nhiệm trước cuộc sống của người dân. Có được điều đó là nhờ tác giả đã sử dụng triệt để hai biện pháp nghệ thuật tương phản và tăng cấp. Phép tăng cấp dùng để nhấn mạnh, khắc sâu việc hộ đê dần tới đỉnh điểm, sự đam mê cờ bạc cũng tăng dần rồi lên đến đỉnh điểm. Phép tương phản dùng để làm nổi bật sự đối lập giữa bức tranh một bên là của người lao động lầm than, đau khổ, một bên là của bọn quan lại hưởng lạc, vô trách nhiệm trước mạng sống của người dân.

e. Nhận xét về giá trị hiện thực và nhân đạo của truyện Sống chết mặc bay.

Trả lời:

• Giá trị hiện thực: phản ánh hết sức sinh động hai cảnh tượng, một bên là cuộc sống lầm than của người dân và một bên là cuộc sống ăn chơi sa đọa của bọn quan lại thối nát.

• Giá trị nhân đạo: thể hiện niềm xót thương của tác giả trước cảnh sống lầm than, cơ cực của người dân do thiên tai và lên án, phê phán thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại “lòng lang dạ thú”.

Hoạt động luyện tập Bài 26: Sống chết mặc bay

1. Xác định những hình thức ngôn ngữ đã được sử dụng trong truyện Sống chết mặc bay và nêu tác dụng của chúng.

Trả lời:

Hình thức ngôn ngữ Không Tác dụng

Ngôn ngữ tự sự

x

 

Kể ra rõ đặc điểm, sự việc xảy ra trong đêm bão lũ

Ngôn ngữ miêu tả

x

 

Khắc họa rõ nét cảnh lũ lụt, cảnh nhân dân hộ đê, quan lại trong đình

Ngôn ngữ biểu cảm

x

 

Giúp cho giá trị nhân đạo của văn bản. Bộc lộ tình cảm đối với cảnh lũ lụt thảm thương

=> khơi gợi cảm xúc người đọc

Ngôn ngữ người kể chuyện

x

 

Giúp tác giả dễ dàng lồng ghép những lời văn bày tỏ thái độ. Làm cho văn bản rõ ràng, chân thực

Ngôn ngữ nhân vật

x

 

Diễn tả kĩ về nhân vật trong truyện hơn, dễ hình dung và hiểu được

=> cảm nhận được nguồn hứng của văn bản

Ngôn ngữ độc thoại nội tâm

x

 

Làm rõ tâm trạng lo lắng, hốt hoảng, mệt mỏi của người dân

Ngôn ngữ đối thoại

x

 

Văn bản thêm sức sống, diễn tả dễ dàng bối cảnh, suy nghĩ lúc đó, người đọc dễ hình dung tính cách nhân vật

2. Qua ngôn ngữ đối thoại của quan phủ, em thấy tính cách của nhân vật này như thế nào? Hãy nêu nhận xét về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tính cách nhân vật

Trả lời:

Qua ngôn ngữ đối thoại của tên quan phủ, có thể thấy hắn hiện lên với một nhân cách xấu xa, bỉ ổi. Đó là một tên quan vô trách nhiệm, tham lam và tàn bạo. Từ đó rút ra một nhận định: “Trong tác phẩm tự sự ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nên tính cách của nhân vật.

Hoạt động vận dụng Bài 26: Sống chết mặc bay

Chọn một trong các đề bài sau và viết thành bài văn lập luận giải thích:

Đề 1:

Mùa xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nước ngày càng thêm xuân

Bác Hồ muốn khuyên chúng ta điều gì từ hai dòng thơ này? Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước.

Đề 2:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng,

Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì

Đề 3: Hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.

Đề 4: Dân gian ta có câu:" Lời nói gói vàng" , đồng thời lại có câu: Lời nói chẳng mất tiền mua- Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Qua hai câu trên, em hãy cho biết nhân dân ta quan niệm như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống.

Đề 5: Em hãy giải thích nội dung của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi.

Trả lời:

Đề 2

a. Mở bài:

- Giới thiệu truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc: là truyền thống lâu đời, thể hiện những đạo lí tốt đẹp của dân tộc.

- Giới thiệu, trích dẫn bài ca dao.

b. Thân bài:

* Giải thích ý nghĩa của câu ca dao.

- Nghĩa đen: Nhiễu điều: tấm vải đỏ, nhiễu điều phủ lấy giá gương tấm vải đỏ che phủ, bao bọc, bảo vệ gương.

- Nghĩa bóng: Lời khuyên của dân gian: Mọi người phải biết đoàn kết, thương yêu nhau. Tinh thần đoàn kết thương yêu nhau là truyền thống của dân tộc.

* Tại sao lại phải sống đoàn kết, thương yêu nhau?

- Đề cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống lao động: chống bão lũ, hạn hán....

- Để cùng chống giặc ngoại xâm...

- Để cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt: những người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam, những trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh, trẻ em ung thư....( có thể dẫn một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự)

* Cần phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa?

- Thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với chính những người thân yêu trong gia đình, hàng xóm...

- Sống có trách nhiệm với cộng đồng: tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện....

* Liên hệ bản thân:

- Là học sinh, em có thể làm gì để thực hiện lời khuyên của dân gian ( yêu thương đoàn kết với bạn bè trong lớp, tham gia các hoạt động ủng hộ, quyên góp...)

c. Kết bài:

- khẳng định giá trị của bài ca dao: Thể hiện được truyền thống tương thân tương ái quý báu của dân tộc.

- Khẳng định rằng truyền thống tốt đẹp ấy sẽ được thế hệ trẻ hôm nay tiếp nối và phát huy.

Đề 3

* Tìm hiểu đề.

- Làm sáng tỏ câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.

- Bài học rút ra cho bản thân.

* Dàn bài.

a. Mở bài:

- Trong cuộc sống, tất cả mọi người đều mong muốn đạt được thành công, nhưng thực tế trước khi đến với thành công ta thường phải trải qua khó khăn, thậm chí thất bại.

- Giới thiệu trích dẫn câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.

b. Thân bài:

* Giải thích câu tục ngữ:

- Thất bại là nguồn gốc, động lực của thành công. Nói cách khác, có thất bại mới thành công.

* Tại sao nói : Thất bại là mẹ thành công:

- Thất bại giúp cho ta có được những kinh nghiệm quý giá cho lần sau, thất bại khiến cho ta hiểu được nguyên nhân vì sao ta chưa thành công, từ đó tìm cách khắc phục.

- Thất bại là động lực để con người cố gắng, nỗ lực cho lần sau: Thất bại khiến cho con người càng khao khát thành công hơn, càng cố gắng nghiên cứu tìm tòi.

* Nêu một vài dẫn chứng để lời giải thích có tính thuyết phục.

c. Kết bài:

- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ: là lời khuyên đúng đắn, chỉ ra động lực, nguồn gốc của thành công.

- Liên hệ bản thân: Gặp thất bại nhưng không nản chí mà tiếp tục học hỏi để tiến bộ và vươn đến thành công.

Đề 5

a. Mở bài:

- Giới thiệu vai trò của việc học tập đối với mỗi con người: Là công việc quan trọng, không học tập không thể thành người có ích.

- Đặt vấn đề : Vậy cần học tập như thế nào?

- Giới thiệu và trích dẫn lời khuyên của Lê-nin.

b. Thân bài:

Học, học nữa, học mãi nghĩa là như thế nào?

- Lời khuyên ngắn gọn như một khẩu hiệu thúc giục mỗi người học tập.

Lời khuyên chia thành ba ý mang tính tăng cấp:

+ Học: Thúc giục con người bắt đầu công việc học tập, tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức.

+ Học nữa: Vế trức đã thúc giục ta bắt đầu học tập, vế thứ hai thúc giục ta tiếp tục học tập, học nữa mang hàm ý là đã học rồi, nhưng cần tiếp tục học thêm nữa.

+ Học mãi: Vế thứ ba khẳng định một vấn đề quan trọng về công việc học tập. Học tập là công việc suốt đời, mãi mãi, con người cần phải luôn luôn học hỏi ngay cả khi mình đã có được một vị trí nhất định trong xã hội.

* Tại sao phải Học, học nữa, học mãi.

- Bởi học tập là con đường giúp chúng ta tồn tại và sống tốt trong xã hội.

- Bởi xã hội luôn luôn vận động, cái mới luôn được sinh ra, nếu không chịu khó học hỏi, ta sẽ nhanh chóng lạc hậu về kiến thức.

- Bởi cuộc sống có rất nhiều người tài giỏi, nếu ta không nỗ lực học tập ta sẽ thua kém họ, tự làm mất đi vị trí của mình trong cuộc sống.

* Học ở đâu và học như thế nào?

- Học trên lớp, trong sách vở, học ở thầy cô, bạn bè, cuộc sống...

- Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường, ta vẫn có thể học thêm trong sách vở, trong cuộc sống, trong công việc....

- Có thể học trong lúc làm việc, trong lúc nhàn rỗi...

* Liên hệ: Bản thân và bạn bè đã và đang vận dụng câu nói của Lê-nin ra sao ( không ngừng học tập, học lẫn nhau, tìm sách vở bổ trợ...)

c. Kết bài:

- Khẳng định tính đúng đắn và tiến bộ trong lời khuyên của Lê-nin: đó là lời khuyên đúng đắn và có ích đối với mọi người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh chúng ta.

- “Đường đời là cái thang không nấc chót. Việc học là cuốn sách không trang cuối”. Mỗi người hãy coi học tập là niềm vui, hạnh phúc của đời mình.

Hoạt động tìm tòi mở rộng Bài 26: Sống chết mặc bay

1. Sưu tầm một văn bản lập luận giải thích và tìm hiểu về cách triển khai vấn đề được đặt ra trong văn bản

Trả lời:

Giải thích và bình luận câu tục ngữ “Tấc đất, tấc vàng”.

I. Mở bài:

Dân tộc ta vốn có nghề trồng lúa nước lâu đời. Nghề nông là nghề căn bản của hàng triêu con người Việt Nam. Đồng ruộng, đất đai, vườn tược... gắn liền với cuộc sống của mỗi người, mỗi nhà. Đã có biết bao câu ca, bài hát nói về giá trị của đất đai, ruộng vườn... nhưng gắn gọn và sâu sắc nhất là câu tục ngữ:

“Tấc đất, tấc vàng”.

II. Thân bài:

1. Phần giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng, ý nghĩa.

“Tấc” là đơn vị đo lường, theo cách nói, cách tính toán, đo đạc của nhân dân ta ngày xưa. Từ “tấc đất” khái niệm về diện tích chuyển sang cách nói “tấc vàng”; một diện tích hạn hẹp, so sánh với một khối lượng và giá trị “tấc vàng”. Nhân dân ta đã lấy “tấc đất” so sánh với “tấc vàng”, lấy cái bình thường để so sánh với cái quý hiếm, nhằm khẳng định một chân lí: đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị đặc biệt. Câu tục ngữ còn mang một hàm nghĩa, khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai, ruộng đồng để sản xuất.

2. Phần bình luận.

a. Bình:

Câu tục ngữ “tấc đất, tấc vàng” hoàn toàn đúng; ngày xưa, đúng; ngày nay vẫn đúng. Đất rất quý: đất để làm nhà, ruộng đồng, nương rẫy để trồng trọt, gieo cấy cây trái, lúa, hoa màu... Từ cái ăn cái mặc đến hoa thơm quả ngọt bốn mùa đều do đất mà có. Đất để phát triển nghề nông. Đất cho ta bãi lúa nương dâu xanh biếc.

Đất tồn tại với mọi người, mọi nhà. Đất là tài sản vô giá của quốc gia. Hiểu theo nghĩa rộng: đất là giang sơn Tổ quốc. Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại.

Đất là nguồn sống vô tận của con người, không thể thiếu. Trong lòng đất hàm chứa nguồn nước và bao khoáng sản quý báu.

Tóm lại, đất quý như vàng, đất quý hơn vàng.

b. Luận:

Đất đai, ruộng vườn chỉ quý và vô giá khi có bàn tay, khối óc của con người tác động vào. Con người chăm bón, vun xới, dẫn thủy nhập điền... làm cho đất thêm màu mỡ. Đất trở thành “bờ xôi ruộng mật” thì lúc ấy mới thật sự là “tấc đất, tấc vàng”.

Qua câu tục ngữ, nhân dân ta khuyên nhủ mọi người biết quan tâm bảo vệ, giữ gìn đất, không được làm cho ruộng đồng, vườn tược... bị bạc màu, khô xác, cằn cỗi. Không ai được lãng phí hoặc bỏ hoang đất. Ca dao có câu:

         “Ai ơi, đừng bỏ ruộng hoang,

        Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu !”.

Nước ta từ một nền nông nghiệp đi lên, đất là tài sản quốc gia. Chính sách khai hoang, lấn biển, giao đất giao rừng, mở mang vùng kinh tế mới của Chính phủ hiện nay đã làm cho nền nông nghiệp nước ta phát triển mạnh, cuộc sống của hàng chục triệu nông dân ngày thêm ấm no, giàu có. Cuộc “cách mạng xanh” với nhiều giống lúa mới cho năng suất cao, chống sâu bệnh... là nhân tố quan trọng làm cho đất thực sự là “tấc đất, tấc vàng”. Nông nghiệp đang trở thành nền sản xuất hàng hóa trong sự phát triển kinh tế thị trường. Nước ta đã xuất khẩu được hơn nhiều triệu tấn gạo đứng thứ hai các nước xuất khẩu gạo trên thế giới. Vấn đề lương thực nuôi sống hơn 80 triệu người đã được giải quyết. Cho nên, mỗi chúng ta càng thêm thấm thía đất quý hơn vàng.

Mồ hôi làm cho đất thêm màu mỡ. Máu đổ xuống mới giữ được “đất”, mới bảo vệ được giang sơn gấm vóc. Trong kháng chiến, Hồ Chủ tịch đã từng dạy:

        “Ruộng rẫy là chiến trường,

        Cuốc cày là vũ khí,

        Nhà nông là chiến sĩ”.

Thời nào cũng vậy, tình yêu đất đai, vườn tược, ruộng đồng của con người Việt Nam gắn liền với tình yêu quê hương đất nước.

III. Kết luận:

Tóm lại, câu tục ngữ “Tấc đất, tấc vàng” đã khẳng định giá trị của đất: đất quý như vàng, đất quý hơn vàng. Nó nhắc nhở mọi người phải biết quý trọng, giữ gìn, bảo vệ đất đai; không ai được phá hoại đất đai, lãng phí đất đai. Nhà nông phải chăm bón, vun xới cho vườn tược, ruộng rẫy được màu mỡ, tươi tốt.

Sau chiến tranh, đất đai bị tàn phá nặng nề, rừng đầu nguồn bị chặt phá bừa bãi, đất bị xói mòn, bị bạc màu nghiêm trọng. Dân số tăng nhanh, bình quân đất canh tác tính theo đầu người giảm đi nhanh chóng. Vì thế, hơn bao giờ hết, mỗi người công dân phải có nghĩa vụ giữ gìn và bảo vệ đất đai, đồng ruộng. Đất nuôi sống người. Đất là Tổ quốc thiêng liêng mà ta yêu quý:

        “Tấc đất, tấc vàng”.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn Ngữ văn lớp 7 sách VNEN Bài 26: Sống chết mặc bay file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
0 lượt đánh giá
Tham khảo thêm:
    CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
    Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
    Copyright © 2020 Tailieu.com