Logo

Soạn văn 11 Cha con nghĩa nặng chi tiết nhất

Soạn văn 11 Cha con nghĩa nặng - Hồ Biểu Chánh chi tiết nhất, hướng dẫn trả lời các câu hỏi trang 167 SGK giúp các em hiểu và tiếp thu bài giảng hiệu quả nhất.
5.0
1 lượt đánh giá

Soạn văn bài Cha con nghĩa nặng. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn nắm chắc nội dung bài học một cách đơn giản nhất. Mời các bạn học sinh và thầy cô cùng tham khảo.

Soạn mẫu 1: Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh)

Bố cục: 3 phần

  • Phần 1 (từ đầu ... buồn rầu khổ cực nữa): Tâm trạng của Trần Văn Sửu khi trên cầu Mê Tức.
  • Phần 2 (tiếp … trở lại liền): Cuộc gặp gỡ cảm động của hai cha con.
  • Phần 3 (còn lại): Cuộc đoàn tụ của hai cha con.

Nội dung chính

Thể hiện vẻ đẹp của tình phụ tử và lòng hiếu thảo. Khẳng định những tình cảm tốt đẹp này là bài học đạo lí muôn đời của nhân dân ta.

Câu 1 trang 167 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Sau khi ông Sửu tha hương, trốn tội rồi một thời gian dài sau đó, ông lẻn về quê thăm con. Được biết con đang sống rất tốt, sự xuất hiện của ông e là bất lợi nên ông lại bỏ đi. Thằng Tí con ông chạy đuổi theo cha và hai cha con gặp nhau.

Câu 2 SGK Ngữ văn 11 tập 1 trang 167

Tình nghĩa cha con trong đoạn trích:

- Tình cha đối với con: sâu nặng, cao cả, giàu đức hi sinh.

+ Vui sướng, hạnh phúc khi biết con đã được cưu mang lại sắp thành gia thất.

+ Quyết bỏ đi và định tự tử để không làm liên lụy đến con.

+ Khi gặp thằng Tí, cảm động đến mất trí khôn, đứng xui xị xui lơ, không nói được chi hết.

+ Nhất quyết đòi bỏ đi dù con cố giữ.

+ Tình con đối với cha: sâu nặng, hiếu thảo.

  • Ngỡ cha đã mất, nay nghe cuộc nói chuyện giữa cha với ông ngoại liền vội vã đuổi theo.
  • Khi gặp cha: chạy riết lại nắm tay, ôm cứng, gọi cha, huých tay xem còn ở đó không.
  • Nhất quyết đi theo cha, thu xếp để cha không bỏ đi và ráo riết tìm cách thoát khỏi tình cảnh khó xử gay cấn với cả hai cha con.

Câu 3 SGK Ngữ văn 11 trang 167 tập 1

Tình huống giàu kịch tính trong đoạn trích:

- 10 năm xa cách >< cuộc gặp gỡ ngắn ngủi của Trần Văn Sửu với con.

- Tình yêu thương con sâu nặng, khao khát được nhìn thấy và ở gần con >< nỗi lo sợ sự hiện diện của mình phá vỡ hạnh phúc của con.

=> Tình huống éo le, cảm động và căng thẳng.

Câu 4 SGK trang 167 Ngữ văn 11 tập 1

Qua hai nhân vật Trần Văn Sửu và thằng Tí có thể thấy: con người Nam Bộ có tính cách bộc trực, trọng tình nghĩa, giàu yêu thương.

Câu 5 trang 167 Ngữ văn 11 tập 1 SGK

Nghệ thuật đặc sắc trong truyện:

- Nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn.

- Ngôn ngữ Nam Bộ sinh động, tính cách Nam Bộ đậm nét.

- Tình huống nghệ thuật giàu kịch tính, hấp dẫn.

Soạn mẫu 2: Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh)

Kiến thức cơ bản về tác phẩm Cha con nghĩa nặng

Hồ Biểu Chánh (1885 – 1958), tên khai sinh là Hồ Văn Trung, quê ở xã Bình Thành huyện Kiến Hòa, tỉnh Định Tường (nay là tỉnh Kiên Giang). Trong gần 50 năm cầm bút cần mẫn sáng tác, Hồ Biểu Chánh đã để lại một số lượng sáng tác khá lớn. Ông thành công nhất ở thể loại tiểu thuyết. Một số tác phẩm tuy còn hạn chế về mặt tư tưởng nhưng nhìn chung ông đã đóng góp công sức tích cực vào việc hình thành thể loại tiểu thuyết của dân tộc ta trong chặng đường phôi thai đầu tiên.

Cha con nghĩa nặng là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh. Tác phẩm viết về cảnh ngộ bất hạnh của gia đình một người nông dân tên là Trần Văn Sửu. Do vô tình phạm tội giết vợ Trần Văn Sửu đã phải bỏ trốn, để lại hai đứa con thơ là Quyên và Tí cho bố vợ là hương thị Tào nuôi. Thằng Tí và con Quyên đều được mọi người thương yêu. Sống vất vả cực nhọc nơi đất khách quê người, Trần Văn Sửu không nguôi nhớ về các con. Và anh trở về vào đúng lúc các con đang chuẩn bị xây dựng gia đình. Đoạn trích kể về cuộc trở về này.

Đoạn trích thể hiện những nét tiêu biểu về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm:

  • Tình huống truyện có mâu thuẫn từ đó thể hiện được tình cảm của các nhân vật: Trần Văn Sửu trở về thăm con sau hơn mười năm tha hương nhưng lại phải đứng trước những lựa chọn quan trọng. Tình cha con được thể hiện rất xúc động.
  • Ngôn ngữ, cung cách kể chuyện, lối diễn đạt "nôm na bình dân" nhiều lúc có phần rườm rà nhưng lại thể hiện thể hiện chất đặc sắc Nam Bộ.
  • Các nhân vật trong Cha con nghĩa nặng hiện ra như những tính cách Nam Bộ, là sản phẩm của sự lịch lãm Nam Bộ song cũng không vì thế mà chỉ sống được trong thị hiếu Nam Bộ.

Giá trị hiện thực: Tác phẩm đã phản ánh một cách sinh động đời sống của người dân Nam Bộ. Không khí và chất Nam Bộ thấm đượm trong từng trang viết và làm nên đặc trưng riêng trong văn Hồ Biểu Chánh.

Giá trị nhân đạo của Cha con nghĩa nặng dồn cả vào sự thể hiện cảm động tình nghĩa cha con sâu nặng. Điều đó được thể hiện trong những mâu thuẫn mà nhà văn thể hiện trong đoạn trích.

Hướng dẫn soạn bài Cha con nghĩa nặng

1. Có thể chia bài văn thành hai phần:

Phần 1: Cuộc rượt đuổi của hai cha con (từ đầu đến "không nói được một tiếng chi hết"). Sau nhiều năm sống lẩn trốn cực khổ, Trần Văn Sửu cải trang thành người Thổ trở về quê với mong muốn tha thiết là được gặp hai con. Nhưng sau khi nghe bố vợ phân tích lợi hại của việc gặp mặt hai con, Trần Văn Sửu phải nén nỗi nhớ mong để ra đi, mong không làm ảnh hưởng đến hạnh phúc của các con. Ông chào bố vợ và ra đi trong lòng vô cùng đau khổ. Thằng Tí lén nghe được cuộc chuyện trò giữa ông ngoại và cha, anh chạy theo cha. Trần Văn Sửu tưởng người làng đuổi bắt nên cố chạy thật nhanh, Tí thì cố đuổi theo cha. Vì thế cuộc rượt đuổi diễn ra rất gay gắt. Đến cầu Mê Tức mới gặp nhau khi Trần Văn Sửu đang định tự vẫn, chấm dứt những ngày khổ cực. Cha con gặp nhau vô cùng mừng rỡ.

Phần 2: Cuộc gặp gỡ của hai cha con sau hơn mười năm xa cách (phần còn lại). Hai cha con gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Cha muốn bỏ đi xa để không làm ảnh hưởng đến hạnh phúc của các con, con trai không chịu để cha đi, anh sẵn sàng theo để chăm sóc cha dù phải chịu vất vả cực nhọc.

2. Trần Văn Sửu là người hết lòng thương yêu vợ con nhưng vì một phút nóng giận, không thể kiềm chế anh đã vô tình giết chết vợ. Và phải sống lẩn trốn nhiều năm với mục đích duy nhất là gặp lại hai con và mong chúng tha thứ. Nhưng anh lại trở về đúng lúc hai con anh sắp lấy vợ lấy chồng. Ông đã chấp nhận ra đi lặng lẽ, không gặp mặt hai con. Nhưng khi ra đi ông đã rất đau khổ. Ông đã định tự vẫn. Ngồi trên cầu với tâm trạng "sầu não". Ông yên tâm vì con đã hiểu và không trách mình, mừng vì các con đã được sống hạnh phúc sung sướng. Ông nhớ lại những ngày hạnh phúc và cả khổ đau đã qua. Nhà văn đã dùng hình thức độc thoại nội tâm để thể hiện tâm trạng nhân vật. Đây là một biểu hiện của tính chất hiện đại trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh.

3. Tí là người con trai có hiếu. Anh đã đuổi theo để giữ cha ở lại. Tí hiểu những khổ cực, thiệt thòi mà người cha đã phải chịu đựng. Nhà văn đã thể hiện rất xúc động tình cảm cha con khi xây dựng cuộc gặp gỡ vô cùng cảm động giữa họ.

Gặp cha, Tí "chạy riết lại nắm tay cha", "dòm sát mặt", "ôm cứng trong lòng". Tí quyết không để cha đi, anh quyết theo cha để chăm sóc cha "cha đi đâu con theo đó", "đi theo đặng làm mà nuôi cha..., con phải làm nuôi cha chứ"... Cuộc đối thoại giữa hai cha con đã thể hiện tình nghĩa cha con xúc động. Tấm lòng cao cả, tình yêu vô bờ, đức hi sinh của người cha và tấm lòng thơm thảo hiếu nghĩa của cậu con trai. Hồ Biểu Chánh là nhà văn có mục đích sáng tác rất rõ ràng, sáng tác để giáo dục đạo đức. Hai cha con Trần Văn Sửu là hai trong số những nhân vật thể hiện tư tưởng đạo đức truyền thống theo quan niệm của nhà văn.

4. Nhà văn đã đẩy hai nhân vật vào một tình huống rất khó xử. Và qua cuộc bàn tình, giằng co giữa hai cha con, nhà văn đã diễn tả được một cách xúc động mong muốn sum họp của hai cha con.

Trần Văn Sửu mang tội giết vợ nên phải sống lẩn trốn, việc trở về của anh chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến hai con. Vì Quyên và Tí được mọi người thương nên đều chuẩn bị lấy vợ, lấy chồng. Nếu Trần Văn Sửu xuất hiện và với tiếng giết vợ, hai con ông khó mà có được hạnh phúc trọn vẹn. Ông đã quyết tâm ra đi nhưng lại rất đau khổ và có ý định tự vẫn. Họ đã phải đứng trước những trở ngại rất lớn Cha không thể trở về vì nếu về hàng tổng sẽ bắt, hạnh phúc của các con sẽ bị ảnh hưởng. Con theo cha thì sẽ phải chịu khổ cực và không chăm sóc được ông ngoại. Hai cha con bàn tính ngược xuôi mãi. Cuối cùng cũng đưa ra được quyết định. Đẩy nhân vật vào tình huống khó xử ấy, nhà văn đã thể hiện rất cảm động tình cha con giữa hai người.

5. Tí là một người con có hiếu, một thanh niên tuy còn trẻ nhưng chín chắn và sâu sắc. Anh đã biết cách xử lí tình huống cho trọn nghĩa vẹn tình. Qua nhân vật này nhà văn đã thể hiện quan niệm đạo lí của tác giả, đó là quan niệm về hiếu nghĩa, làm con phải tận hiếu với cha mẹ, phải chăm sóc yêu thương cha mẹ. Hồ Biểu Chánh là nhà văn của những quan niệm đạo đức truyền thống tốt đẹp.

6. Tí là một người con có hiếu. Anh biết xử sự một cách trọn nghĩa vẹn tình. Vì tấm lòng yêu thương với cha, anh đã chấp nhận hy sinh hạnh phúc riêng để theo chăm sóc cha, bù đắp lại cho người cha những ngày vất vả khổ cực. Anh là một thanh niên trẻ nhưng suy nghĩ chín chắn. Nhân vật này đã thể hiện quan niệm tốt đẹp về đạo lí làm người, làm con cùng những quan niệm về đạo đức truyền thống của nhà văn. Nhà văn đề cao những giá trị đạo đức truyền thống như chữ trung, chữ hiếu.

7. Ngôn ngữ trong sáng tác của Hồ Biểu Chánh đậm chất Nam Bộ. Ta có thể còn gặp lại lối văn biền ngẫu ở tiểu thuyết của ông. Song, về cơ bản, ngôn ngữ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đã tiến gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày, một thứ ngôn ngữ "bình dân" đậm chất Nam Bộ đã thấm sâu vào ngôn ngữ kể chuyện và trở thành văn phong riêng. Như "Trời chạng vạng tối, hương thị Tào với thằng Tí về tới Giồng Ké. Khi quẹo vô sân, hương thị Tào ngó ra ngoài lộ, thì thấy người Thổ đó đi đường ngang, mà còn liếc mắt ngó vô nhà. Ông lấy làm kì, nên đứng lại mà ngó, thì người ấy bươn bả đi tuốt.". Lớp phương ngữ Nam Bộ mà tác giả sử dụng một mặt tạo ra sắc thái cá thể cho lời kể, mặt khác có tác dụng làm nhạt đi màu sắc "bác học", để câu chuyện gần gũi hơn với chính hiện thực sản sinh ra nó.

Soạn mẫu 3: Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh)

Tóm tắt cốt truyện Cha con nghĩa nặng

Trần văn Sửu một nông dân hiền lành, chăm chỉ. Sửu lấy Thị Lự sinh được ba con: Tí, Quyên, Sung. Anh thương vợ, yêu con nhưng không may gặp phải người tính cách xấu xa. Một hôm Sửu bắt gặp vợ ngoại tình hương hào Hội. Sửu xô vợ, không may vợ ngã vấp vào phản chết ngay. Sửu bỏ trốn, mọi người thì tưởng Sửu nhảy xuống sông tự tử. Anh em thằng Tí về ở với ông ngoại là hương thị Tào. Sung ốm chết, Tí và Quyên đi làm thuê cho bà hương quản Tồn, được bà thương, Quyên trở thành con dâu của bà. Sau mười mấy năm trốn tránh, Sửu lẻn về nhà thăm con, được bố vợ cho biết cuộc sống hai đứa con ổn định và hạnh phúc, sự có mặt của anh lúc này là bất lợi, Sửu vội vã ra đi... Sau đó, Sửu được xóa án và cha con đoàn tụ.

Hướng dẫn soạn bài Cha con nghĩa nặng

Câu 1 trang 167 sách giáo khoa Ngữ Văn 11 Tập 1

Truyện kể về tình cảm cha con sâu đậm của gia đình Trần Văn Sửu. Vì vợ ngoại tình, Sửu tức giận xô vợ, nhưng không may vợ ngã vấp vào phản rồi chết ngay. Sử bỏ trốn, các con của Sửu được ông ngoại và mọi người chăm sóc, giúp đỡ. Mười mấy năm sau, vì thương nhớ các con Sử lẻn về thăm con, được ông ngoại cho biết các con đều ổn định và hạnh phúc, sự có mặt của anh lúc này là bất lợi, Sửu lại vội vã ra đi. Nhưng con trai của Sửu là Tí đã nghe được câu chuyện, vội vã đuổi theo cha, hai cha con gặp nhau trên cầu Mê Túc. Được cha giải thích mọi chuyện, Tí hiểu và càng thương, quý trọng người cha.

Câu 2 sách giáo khoa Ngữ Văn 11 Tập 1 trang 167

- Tình cảm của cha đối với con:

  • Dù bỏ trốn trong suốt mười một năm nhưng anh vẫn không nguôi nhớ về các con.
  • Không quản nguy hiểm về thăm các con, anh được cha vợ cho biết các con đều ổn định và hạnh phúc, Trần Văn Sửu vô cùng sung sướng, mãn nguyện: “Miễn là con được sung sướng”; “Bây giờ mình còn sống nữa làm gì. Bấy lâu nay mình lăn lóc chịu cực khổ mà sống, ấy là vì thương con...”.
  • Anh còn có ý định tự tử vì sợ liên lụy tới cuộc sống các con.

=> Trần Văn Sửu là một người cha yêu thương con hết mực.

Tình cảm của con đối với cha

Khi nghe được câu chuyện giữa cha và ông ngoại, Tí hiểu được tình cảm của cha nên càng thương và qúy trọng cha.

Tình cảm mạnh mẽ quyết liệt: Lo lắng, thương cha, sẵn sàng bỏ cả hạnh phúc sắp đến để đuổi theo cha: “Thằng Tí chạy riết lại nắm tay cha! Cha chạy đi đâu dữ vậy? ...”

=> Tý là người con hiếu nghĩa.

Câu 3 sách giáo khoa Ngữ Văn 11 trang 167 Tập 1

Để thể hiện tình cha con sâu nặng, tác giả đã xây dựng được một tình huống truuyện giàu kịch tính:

  • Khi thằng Tí nghe cha giải thích việc mình ở lại sẽ bị bắt tù và ảnh hưởng tới hạnh phúc của của anh, em nó. Tí phân vân: “Bây giờ biết làm sao?”. Tình huống đã đẩy mâu thuẫn lên tới đỉnh điểm. Tí đứng trước hoàn cảnh thật khó khăn.
  • Cách giải quyết của Tí vô cùng cảm động, đó là sẵn sàng hi sinh hạnh phúc của mình để theo cha: “Bây giờ một mình cha nghèo khổ, vậy con phải làm mà nuôi cha chứ”.

=> Tình huống truyện đã đặt ra thật căng thẳng và phức tạp. Cuộc gặp gỡ của hai cha con đã thỏa lòng mong đợi của ông suốt 11 năm qua. Nhưng hoàn cảnh đặt ra lúc này thật éo le: Sự có mặt của người cha lúc này vô cùng bất lợi, và ảnh hưởng đến sự bình yên của Tí và Quyên. Nhưng nếu ông bỏ đi thì con lại không chịu. Tình huống truyện đã đẩy mâu thuẫn lên tột đỉnh.

Câu 4 sách giáo khoa trang 167 Ngữ Văn 11 Tập 1

Nhân vật người con Trần Văn Tí chứng tỏ tính cách mạnh mẽ không chịu bó tay trước hoàn cảnh. Dù phải hi sinh hạnh phúc của mình nhưng Tí vẫn đặt chữ hiếu lên trên hết.

Nhân vật người cha và con thể hiện tính cách của người Nam Bộ mạnh mẽ và kiên quyết nhưng cũng rất đôn hậu, yêu thương con.

Câu 5 trang 167 Ngữ Văn 11 Tập 1 sách giáo khoa

Qua đoạn trích, người đọc thấy được tài năng của Hồ Biểu Chánh. Đoạn đối thoại giữa cha và con cho thấy khả năng thúc đẩy sự kiện qua lời thoại. Nó diễn ra rất nhanh và sinh động.

Ngôn ngữ nhân vật cùng ngôn ngữ người kể chuyện gắn với đời sống. Đặc biệt phương ngôn Nam Bộ được sử dụng nhuần nhuyễn tạo nên màu sắc đặc trưng cho văn phong của Hồ Biểu Chánh.

Cha con nghĩa nặng là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh. Hi vọng 3 mẫu soạn bài Cha con nghĩa nặng siêu ngắn ở trên với những hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoa, sẽ giúp các em không chỉ soạn bài tốt mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của tác phẩm này.

Soạn mẫu 4: Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh)

Tác Giả bài Cha con nghĩa nặng

1. Cuộc đời

- Hồ Biểu Chánh là bút danh của Hồ Văn Trung (1885-1958) quê ở tỉnh Tiền Giang, học cả chữ Nho lẫn chữ quốc ngữ, làm công chức ở nhiều địa phương.

- Năm 1909, Hồ Biểu Chánh sáng tác U tình lục tác phẩm đầu tay được viết bằng thơ lục bát.

- Ông sáng tác nhiều thể loại, nhưng thành công hơn cả là ở lĩnh vực tiểu thuyết. Ông để lại 64 cuốn tiểu thuyết.

- Hồ Biểu Chánh là một trong những nhà văn đầu tiên đặt nền móng cho sự xuất hiện và phát triển tiểu thuyết hiện đại Việt Nam.

2. Phong cách

- Dung dị, giàu tình cảm, đầy chất trữ tình.

- Mang đậm dấu ấn cuộc sống và tính cách con người Nam Bộ.

Tác phẩm Cha con nghĩa nặng

1. Xuất xứ

- Là tác phẩm thứ 15 của Hồ Biểu Chánh, Cha con nghĩa nặng xuất bản năm 1929.

2. Nội dung

- Anh nông dân Trần Văn Sửu hiền lành, chịu thương chịu khó, lấy thị Lựu, một cô gái xấu tính xấu nết có được ba con, Tí, Quyên, Sung.

- Ngày nọ, Sửu bắt gặp Lựu ngoại tình với hương hào Hội. Lựu chẳng những không hối lỗi mà còn ăn nói hỗn láo và ngăn Sửu để tình nhân chạy trốn.

- Sửu tức giận, xô vợ. Lựu va vào phản chết ngay. Hoảng sợ, Sửu bỏ trốn. Mọi người tưởng anh nhảy sông tự tử. Các con Sửu được ông ngoại đón về nuôi.

- Sung bị bệnh qua đời. Tí, Quyên lớn lên đi làm thuê cho bà hương quản Tồn, được bà yêu thương, gây dựng gia đình cho. Cả hai đều hạnh phúc.

- Sau mười mấy năm trốn tránh, thương nhớ con, Sửu lẻn về quê thăm. Bố vợ khuyên nhủ rằng sự có mặt của anh sẽ gây phiền toái cho các con vốn lúc này đã ổn định và sẽ hạnh phúc, nên Sửu ra đi.

- Về sau, Sửu được xoá án, cha con đoàn tụ, hạnh phúc.

3. Tình huống kịch tính của văn bản

- Anh Sửu nhớ thương con, muốn gặp lại con và muốn con biết mình hãy còn sống, nhưng việc xuất hiện của anh rất có thể sẽ dẫn đến nguy cơ các con anh sẽ không có được đời sống hạnh phúc nữa.

- Thằng Tí rất yêu cha, hiểu được nỗi khổ của cha, sẵn sàng bỏ hết mọi thứ để theo cha, nhưng nếu thế thì nó rất có thể không có được hạnh phúc.

- Kịch tính được xây dựng nên từ cơ sở tình cảm đạo đức của con người.

- Bản chất xung đột trong văn bản là xung đột hoàn cảnh. Các nhân vật trong đoạn trích đều là những con người có tình, có nghĩa, có hiếu. Họ đấu tranh không phải vì tương phản về tính cách cá nhân mà là đấu tranh vì sự nghiệt ngã của hoàn cảnh, của tình huống.

4. Những nét tính cách tiêu biểu của anh Sửu

- Con người giàu tình cảm và lòng vị tha, không chỉ đối với các con mà còn với cả người vợ xấu tính của anh. Khi nghe thằng Tí trách mẹ, anh Sửu liền vội khuyên con không được trách.

- Con người trung hậu, thật thà, biết quên mình vì người khác. Khi thằng Tí đòi đi theo để làm nuôi cha, anh khuyên nó về nuôi ông ngoại.

5. Động cơ Tí chạy theo cha:

– Tí hiểu được nỗi oan của cha.

– Tình cảm, trách nhiệm, đạo lí,... của người con đối với cha bị dồn nén bấy lâu nay bùng cháy thành hành động.

– Tí muốn gặp lại cha và được sống cùng cha để báo đáp nghĩa tình.

6. Vì sao Trần Văn Sửu muốn tìm đến cái chết?

- Bản thân anh không thể mang lại hạnh phúc cho các con.

- Sự hiện diện của mình làm ảnh hưởng đến hạnh phúc của các con.

- Giải pháp tốt nhất là anh tự nguyện chết để các con được hạnh phúc. Đây là sự hi sinh cao cả của người cha.

7. Diễn biến của chuyện cha con anh Sửu gặp nhau

- Trước khi gặp con, vì tương lai của con, anh Sửu định tìm đến cái chết. May mắn Tí đuổi kịp giữ chạy lại.

- Cha con gặp mặt nhau, Tí muốn cha quay lại, muốn được sống cùng cha. Nhưng nếu làm như thế thì cha sẽ bị làng bắt. Với anh Sửu được ở cùng con là khát khao cháy bỏng nhưng nếu ở lại thì liên lụy đến tương lai của con.

- Mâu thuẫn dâng lên đỉnh điểm, bất ngờ, Tí quyết định hy sinh hạnh phúc riêng tư của mình để được theo cha, chăm sóc cho cha.

- Cả hai cha con, ai cũng giành sự hy sinh bản thân mình.

8. Đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ tác phẩm

- Phương ngữ Nam Bộ được sử dụng nhuần nhuyễn.

- Ngôn ngữ độc thoại nội tâm là phương tiện hữu hiệu để thể hiện tính cách nhân vật.

- Cha con nghĩa nặng là một câu chuyện đầy kịch tính. Toàn bộ ngôn ngữ câu chuyện là một chuỗi kế tiếp mang tính chất xung đột vì ý thức trách nhiệm, đạo đức của con người.
Chiếu cầu hiền là bài học nổi bật trong Tuần 7 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 11, học sinh cần Soạn bài Chiếu cầu hiền, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.

9. Chủ đề của văn bản

- Câu chuyện gặp mặt cha con đã dựng lên những cảnh ngộ thương tâm.

- Từ đó, bài ca về đạo lí làm người được cất lên: Dù con người bị đẩy vào bất cứ hoàn cảnh nào, tình yêu thương vẫn luôn bùng cháy và khát vọng hướng tới một tương lai tươi đẹp sẽ luôn thôi thúc.

CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download soạn văn lớp 11 bài Cha con nghĩa nặng file word, pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com