Soạn bài chính tả (nghe - viết) Hà Nội lớp 5 ngắn gọn, dễ hiểu với tóm tắt nội dung chính của bài Hà Nội, cùng với phần gợi ý trả lời câu hỏi luyện tập cuối bài, giúp các em học sinh luyện tập, củng cố các dạng bài chính tả (nghe - viết) hiểu, hệ thống các kiến thức Tiếng Việt lớp 5. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây.
Nghe - viết: Hà Nội
Trả lời:
Em nhờ người thân hoặc bạn đọc, em viết và ngược lại em đọc bạn viết, kiểm tra cho nhau.
Đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu dưới đây:
Vậy là việc đã quyết định rồi. Nhụ đi và sau đó cả nhà sẽ đi. Đã có một làng Bạch Đằng Giang do những người dân chài lập ra ở đảo Mõm Cá Sấu. Hòn đảo đang bồng bềnh đâu đó ở mãi phía chân trời…
a) Tìm danh từ riêng là người, tên địa lí trong đoạn văn.
b) Nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam (đã học ở lớp 4).
Trả lời:
a) Danh từ riêng là người, tên địa lí trong đoạn văn: Nhụ, Bạch Đằng Giang, Mõm Cá Sấu.
b) Quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam: Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên.
Viết một số tên người, tên địa lí mà em biết.
a) Tên người:
- Tên một bạn nam và một bạn nữ trong lớp.
- Tên một anh hùng nhỏ tuổi trong lịch sử nước ta.
b) Tên địa lí:
- Tên một dòng sông (hoặc hồ, núi, đèo).
- Tên một xã (hoặc phường).
Trả lời:
a) Tên người:
- Tên một bạn nam và một bạn nữ trong lớp: Nguyễn Ngọc Duy, Nguyễn Hương Nhiên.
- Tên một anh hùng nhỏ tuổi trong lịch sử nước ta: Lê Văn Tám, Kim Đồng, Võ Thị Sáu.
b) Tên địa lí:
- Tên một dòng sông (hoặc hồ, núi, đèo): Cửu Long, Hương, Mã, Đáy, Bach Đằng, Sài Gòn.
- Tên một xã (Hoặc phường): xã Tân Kiên, phường Đa Kao, phường Trúc Bạch.
CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải bài soạn Tiếng Việt sách giáo khoa tập 2 trang 37, 38: Hà Nội file word và pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.