Logo

Soạn văn 12: Luật thơ (Tiếp theo) chi tiết nhất

Soạn văn lớp 12: Luật thơ (Tiếp theo) chi tiết nhất, hướng dẫn trả lời các câu hỏi SGK giúp các em hiểu và tiếp thu bài giảng hiệu quả, chuẩn bị tốt cho bài thi quan trọng sắp tới.
5.0
1 lượt đánh giá

Trong bài học các em sẽ được tìm hiểu về cách gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh trong luật thơ các thể thơ như: ngũ ngôn truyền, thể thơ bảy tiếng hiện đại, thất ngôn truyền thống,...

Soạn văn lớp 12: Luật thơ (Tiếp theo)

Luyện tập

Câu 1: So sánh những nét giống nhau và khác nhau về cách gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh trong luật thơ ngũ ngôn truyền ở bài Mặt trăng (mục II.3 trang 103-104 SGK) với đoạn thơ năm tiếng bài Sóng của Xuân Quỳnh.

   Sóng là bài thơ ngũ ngôn hiện đại, Mặt trăng là thơ ngũ ngôn truyền thống, hai bài thơ có những điểm giống và khác nhau:

a. Giống nhau:

- Mỗi câu có năm tiếng.

- Đều có thể dùng vần chân, vần liền, vần lưng, vẫn cách, …

- Các thanh bằng trắc cũng có thể đối nhau, nhất là những vị trí quan trọng.

b. Khác nhau:

Câu 2: Phân tích cách gieo vần, ngắt nhịp khổ đầu bài thơ Tống biệt hành của Tâm Tâm để thấy sự đổi mới, sáng tạo trong thể thơ bảy tiếng hiện đại so với thất ngôn truyền thống.

Đưa người - ta không đưa qua "sông", (2-5)
Sao có - tiếng sóng ở trong "lòng"? (2-5)
Bóng chiều không thắm, - không vàng vọt, (4-3)
Sao đầy hoàng hôn - trong mắt "trong"? (4-3)

- Cách gieo vần: gieo vần chân ở cuối câu thơ thứ 1, thứ 2 và thứ 4: sông, lòng, trong. Đây là vần bằng (B).

- Cách ngắt nhịp: hai câu 3 và 4 theo cách ngắt nhịp của thất ngôn truyền thống; nhưng hai câu 1 và 2 lại ngắt nhịp 2-5 cho phù hợp với tình cảm và cảm xúc của tác giả trong buổi đưa tiễn người bạn lên đường.

Câu 3: Ghi lại mô hình luật bài Mời trầu

Câu 4: Tìm những yếu tố vần, nhịp và hài thanh của khổ đầu bài thơ Tràng giang của Huy Cận để chứng minh ảnh hưởng của thể thơ thất ngôn bát cú trong thơ mới.

- Gieo vần: vần chân, gieo vần cách (song, dòng) và là vần bằng (B)

- Ngắt nhịp: 4-3 (như cách ngắt nhịp trong thể thơ thất ngôn bát cú)

- Hài thanh: theo đúng mô hình của thể thơ thất ngôn bát cú (đã ghi các thanh bằng (B) và trắc (T) ở các tiếng thứ 2, 4, 6 trên bốn dòng thơ).

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn văn 12: Luật thơ (Tiếp theo) chi tiết nhất file PDF hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
Tham khảo thêm:
    CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
    Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
    Copyright © 2020 Tailieu.com