Logo

Soạn văn 9 VNEN bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Soạn văn 9 VNEN bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga trang 65 gợi ý trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 9 tập 1 chương trình mới ngắn gọn, chính xác nhất.
5.0
1 lượt đánh giá

Nội dung hướng dẫn giải Bài: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách giáo khoa môn Ngữ văn 9 chương trình mới (VNEN). Là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học tốt môn Văn lớp 9.

A. Hoạt động khởi động - Bài: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Nhớ lại một vài tác phẩm mà em biết, liệt kê vào vở theo gợi ý trong bảng rồi thảo luận với bạn những câu hỏi bên dưới:

Tên tác phẩm

Nhân vệt hiền lành gặp may mắn, hạnh phúc

Nhân vật độc ác bị trừng trị thích đáng

 

 

 

  • Những nhân vật được liệt kê thuộc motip nhân vật nào?
  • Hệ thống nhân vật này thể hiện quan niệm và ước mơ gì của nhân dân?

Bài làm:

Tên tác phẩm

Nhân vệt hiền lành gặp may mắn, hạnh phúc

Nhân vật độc ác bị trừng trị thích đáng

Tấm Cám

Tấm

Mẹ con Cám

Sọ Dừa

Mẹ Sọ Dừa, Sọ Dừa, cô con gái út (vợ Sọ Dừa)

Hai cô chị vợ Sọ Dừa

  • Nhân vật được liệt kê trên thuộc mô tip nhân vật truyện cổ tích
  • Hệ thống nhân vật này thể hiện quan niệm và ước mơ về cái cuộc chiến giữa cái thiện với cái ác, người hiền gặp lành, của nhân dân ta.

B. Hoạt động hình thành kiến thức - Bài: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

1. Đọc văn bản: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA

2. Tìm hiểu văn bản.

a.Phẩm chất, tính cách của Lục Vân Tiên được thể hiện như thế nào qua đoạn trích? Nhận xét của em về mô tip nhân vật này? Qua nhân vât, tác giả gửi gắm những mơ ước gì?

Bài làm:

a. Qua đoạn trích, Lục Vân Tiên thể hiện những phẩm chất sau:

  • Lục Vân Tiên là chàng trai dũng cảm, văn võ song toàn, hành hiệp trượng nghĩa. Trên đường về kinh dự thi gặp bọn cướp quấy nhiễu nhân dân ngay lập tức Lục Vân Tiên đã: Giữa đường thấy sự bất bình chẳng tha, chàng ra tay anh hào cứu giúp nhân dân. Vân Tiên không chỉ nổi tiếng về tài thi phú mà còn là một người anh hùng thật sự. Một mình thân cô, thế cô và chỉ có cành cây làm gậy, chàng vẫn cứ xông vào đánh bọn cướp có đủ quân đông thế mạnh. Vân Tiên đã tả đột hữu xông như một dũng sĩ ở ngoài trận tuyến làm cho bọn cướp kẻ thì tháo chạy kẻ thì bị Vân Tiên cho một gậy thác rầy thân vong.
  • Văn Tiên là chàng trai rất trọng lễ nghĩa đạo lí: sau khi đánh xong bọn cướp thấy hai người con gái nép mình than khóc sợ hãi chàng đã ân cần hỏi han. Nhưng khi thấy Kiều Nguyệt Nga định ra trả ơn chàng đã ngăn lại. Điều đó chứng tỏ chàng là người rất trọng lễ nghĩa, đạo lí, chàng không muốn vì trả nghĩa mà Kiều Nguyệt Nga bị ảnh hưởng đến danh dự, tiết nghĩa của người con gái.
  • Vân Tiên là người coi trọng nghĩa khí, chàng đã đánh tan bọn cướp cứu Nguyệt Nga, đối với Nguyệt Nga đó là cái ơn rất lớn. Thế nhưng khi thấy Kiều Nguyệt Nga có ý định đền ơn chàng đã từ chối một cách rất nghĩa khí: Làm ơn há dễ trông người trả ơn.

=> Đây là mô típ nhân vật giống truyện dân gian về người anh hùng, dũng sĩ, qua đó tác giả gửi gắm những ước mơ về ở hiền gặp lành, những người hiền lành khi gặp khó khăn sẽ có những còn người hào hiệp giúp đỡ

b. Vẻ đẹp tâm hồn của kiều Nguyệt Nga được thể hiện qua những ngôn ngữ, cử chỉ nào?

Bài làm:

Vẻ đẹp tâm hồn của Kiều Nguyệt Nga thể hiện ở:

  • Nguyệt Nga là người con gái gia giáo, nền nếp: là một tiểu thư khuê các, thể hiện qua lời nói và hành động rất mực đoan trang dịu dàng, khuôn phép: Thưa rằng, xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa...
  • Nguyệt Nga là người con gái hiếu thảo: cha mẹ bảo về nhà để làm lễ nghi gia, đó là điều mà nàng không muốn. Vì nhưng nàng vẫn vâng lời vì “làm con đâu dám cãi cha”.
  • Nguyệt Nga là người ân nghĩa thuỷ chung: mặc dù xuất thân từ tầng lớp trên, nhưng khi được Vân Tiên cứu khỏi bọn cướp thái độ của nàng rất kính trọng và đầy hàm ơn. Nàng vừa hết mực cảm ơn Vân Tiên và vừa mong muốn chàng về nhà để được báo đáp ơn cứu mạng, có trước có sau tình nghĩa. Ngẫm câu báo đức thù công Lấy chi cho phải tấm lòng cùng ngươi.

c. Nhận xét nào đúng về phương thức chủ yếu được tác giả sử dụng để miêu tả tính cách các nhân vật trong đoạn trích?

A. Miêu tả ngoại hình nhân vật

B. Miêu tả qua nội tâm nhân vật.

C. Miêu tả qua hành động, cử chỉ

D. Tất cả phương án trên đều đúng.

Bài làm:

=> Chọn C. Miêu tả qua hành động, cử chỉ

d. Nêu nhận xét của em về ngôn ngữ của tác giả trong đoạn trích.

Bài làm:

Ngôn ngữ trong đoạn trích bao gồm:

  • Ngôn ngữ đơn giản không cầu kì chau chuốt, mang đậm màu sắc Nam Bộ: chất Nam Bộ được thấm sâu từ tính cách bộc trực, thẳng thắn, yêu ghét rạch ròi phân minh, nghĩa khí hào hiệp cho đến lời ăn tiếng nói.
  • Sắc thái ngôn ngữ có sự thay đổi theo diễn biến truyện, lúc giáp mặt với cướp, giọng Vân Tiên mang màu cương quyết, mạnh mẽ, đầy chính nghĩa, bọn cướp thì kiêu ngạo, hung hăng. Lúc trò chuyện, ngôn ngữ của Kiều Nguyệt Nga thì lễ độ, nhẹ nhàng, xúc động, Lục Vân Tiên thì ân cần, chân thành, đúng mực.

3. Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.

a. Đọc lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích và hoàn thành nhưng thông tin trong bảng sau vào vở:

Liệt kê

Những câu thơ tả cảnh

Những câu thơ miêu tả tâm trạng

Những câu thơ vừa tả cảnh vừa miêu tả tâm trạng

 

 

 

Vai trò trong việc thể hiện nội tâm nhân vật

 

 

 

Tác dụng của miêu tả nội tâm đối với việc khắc họa nhân vật trong văn bản tự sự:

…..

Bài làm:

Liệt kê

Những câu thơ tả cảnh

Những câu thơ miêu tả tâm trạng

Những câu thơ vừa tả cảnh vừa miêu tả tâm trạng

 

Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung

Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng.

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm thân gột rửa bao giờ cho phai.

 

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Vai trò trong việc thể hiện nội tâm nhân vật

Thiên nhiên trong câu thơ đầu được miêu tả hoang vắng, bao la đến rợn ngợp. Ngồi trên lầu cao, nhìn phía trước là núi non trùng điệp, ngẩng lên phía trên là vầng trăng như sắp chạm đầu, nhìn xuống phía dưới là những đoạn cát vàng trải dài vô tận, lác đác như bụi hồng nhỏ bé như càng tô đậm thêm cuộc sống cô đơn, lẻ loi của nàng lúc này của Kiều

Lời thơ như chứa đựng nhịp thổn thức của một trái tim yêu đương đang chảy máu! Nỗi nhớ của Kiều thật tha thiết, mãnh liệt! Kiều tưởng tượng ra cảnh chàng Kim đang ngày đêm chờ mong tin mình một cách đau khổ và tuyệt vọng

Vừa tả khung cảnh Lầu Ngưng Bích vừa thể hiện nỗi niềm đau đớn xót xa, tuyệt vọng của Kiều

Tác dụng của miêu tả nội tâm đối với việc khắc họa nhân vật trong văn bản tự sự: gieo vào lòng người nỗi buồn thương cùng Kiều và tình yêu thương, thấu hiểu với thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa của Nguyễn Du.

Bài làm:

b. Đọc hai đoạn trích của Nam Cao và chỉ ra sự khác nhau giữa cách thức miêu tả nội tâm nhân vật của tác giả.

(1) Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.

(2) Tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc

Bài làm:

Sự khác nhau:

  • (1) Cách miêu tả nội tâm lão Hạc của đoạn văn là cách miêu tả gián tiếp qua nét mặt, cử chỉ, … cho thấy nỗi buồn và sự dằn vặt đau đớn của lão Hạc khi buộc phải bán chó.
  • (2) Cách miêu tả trên là cách miêu tả nội tâm nhân vật ông giáo thông qua suy nghĩ của ông giáo cho thấy sự cảm thông thương tiếc thay cho lão Hạc khi lão buộc phải bán chó

c. Dựa vào hiểu biết những bài tập trên về miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự hãy hoàn thành bảng sau vào vở:

  • Miêu tả nội tâm trong văn tự sự là tái hiện những (...) của nhân vật. Đó là những biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật (....)
  • Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả (...) của nhân vật; cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả (...) của nhân vật

Bài làm:

  • Miêu tả nội tâm trong văn tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là những biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động
  • Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật; cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục,... của nhân vật

​​​​​​​C. Hoạt động luyện tập - Bài: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

1. Luyện tập đọc hiểu đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

(1) Nhận xét sắc thái riêng thể hiện qua lời thoại của các nhân vật trong đoạn trích (Phong Lai, Vân Tiên, Nguyệt Nga)

(2) Vì sao nói Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga đã thể hiện rõ tính chất dân gian.

(2) Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện giữa Kiều Nguyệt Nga và Lục Vân Tiên trong đó sự dụng yếu tố miêu tả nội tâm.

Bài làm:

(1) Sắc thái của mỗi nhân vật là:

  • Vân Tiên: sắc thái trong lời thoại thể hiện sự mạnh mẽ dứt khoát, hùng hồn (đối với Phong Lai) và nhẹ nhàng thẳng thắn đối với Nguyệt Nga và Kim Liên.
  • Lời lẽ của Phong Lai thì ngông nghênh, kẻ cả: “Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây”.
  • Nguyệt Nga: sắc thái lời thoại thể hiện sự dịu dàng, đoan trang của người con gái “Thưa rằng: Tôi Kiều Nguyệt Nga/Con nầy tì tất tên là Kim Liên”.

(2) Truyện Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga đã thể hiện rõ tính chất dân gian bởi lẽ truyện có kiểu kết cấu ước lệ theo khôn mẫu của truyện truyền thống: người tốt gặp gian truân, bị kẻ xấu hãm hại nhưng được phù trợ và cứu giúp, cuối cùng được đền đáp xứng đáng, kẻ xấu bị trừng trị. Đây là loại truyện thể hiện khát vòng cháy bỏng của nhân dân: ở hiền gặp lành, cái thiện chiến thắng cái ác.

(3) Sau một phen hoảng hốt, lũ cướp đã bị người thiếu niên đánh bại, tôi không khỏi thở phào nhẹ nhõm. May mắn thay, đã có người ra tay nghĩa hiệp tôi mới có thể bảo toàn tính mạng, bảo toàn trinh tiết này. Tôi không dám nghĩ nếu như người anh hùng đó không xuất hiện chuyện xảy ra sau đó sẽ như thế nào nữa. Hoàng hồn nhưng vẫn còn sợ hãi, tôi vẫn ngồi trong xe không dám bước ra ngoài nửa bước. Người anh hùng khôi ngô ấy tiến lại gần xe ân ần hỏi han. Tôi vô cùng cảm kích trước cử chỉ nghĩa hiệp này của chàng.

2. Luyện tập miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

a. Dựa vào đại ý dưới đây, hãi viết lại câu chuyện bằng cách thêm những yếu tố miêu tả nội tâm phù hợp.

CẬU BÉ VÀ NGƯỜI ĂN XIN

Một cậu bé có nhiều tiến bộ trong học tập nên được bố mẹ cho tiền mua máy nghe nhạc - vật mà cậu ao ước bấy lâu. Đang trên đường đi mua thì cậu gặp một ông lão ăn xin. Cậu ngẫm nghĩ một lúc rồi quyết định lấy tiền thưởng của mình để tặng cho ông lão. Sau đó, cậu trở về nhà với tâm trạng vui vẻ mặc đừng cầu không mua được món đồ chơi mơ ước.

Bài làm:

Giữa đường phố đông đúc, một cậu bé đang đứng dựa vào cửa kính một cửa hàng đồ chơi. Cậu bé đang lăn tăn không biết nên sử dụng số tiền mà bố mẹ cậu thưởng cậu vì kết quả học tập của cậu kì này rất cao. Chợt cậu nghe tiếng ho khụ khụ của một ông lão ngồi gần đó. Ông lão lọm khọm, đôi mắt đỏ giàn giụa nước, đôi môi xám xịt, quần áo tả tơi thảm hại. Tự nhiên, trong lòng cậu bé dấy lên một tình cảm xót thương vô hạn. Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí, kiệt sức.

Ông lão chìa bàn tay sưng húp, bẩn thỉu trước mặt cậu bé và rên rỉ cầu xin cứu giúp. Cậu bé lúng túng lục tìm hết túi nọ đến túi kia nhưng tiền không có, đồng hồ không có, thậm chí không có cả chiếc khăn tay. Trong khi đó, bàn tay kia vẫn chìa ra, chờ đợi.

Không biết làm cách nào, cậu bé đành nắm chặt lấy bàn tay run rẩy ấy và nghẹn ngào:

- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

Người ăn xin nhìn cậu bé chằm chằm bằng đôi mắt giàn giụa nước; đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông xiết chặt bàn tay cậu bé, ông lão thì thào bằng giọng khản đặc:

- Cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho ông nhiều lắm rồi đấy!

Cậu bé thấy sống mũi cay cay và chợt hiểu ra rằng thay vì mua món đồ chơi đó, mình cũng đã nhận được một chút gì đó từ ông lão khốn khổ kia. Niềm vui nho nhỏ ấy khiến cậu mỉm cười cả quãng đường.

D. Hoạt động vận dụng - Bài: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

1. Nhận xét về ngôn ngữ và cách kể chuyện của Nguyễn Đình Chiểu qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.

Bài làm:

Từ đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ta nhận ra được, ngôn ngữ nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu:

  • Mang đậm màu sắc Nam Bộ: chất Nam Bộ được thấm sâu từ tính cách bộc trực, thẳng thắn, yêu ghét rạch ròi phân minh, nghĩa khí hào hiệp cho đến lời ăn tiếng nói.
  • Sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường, mang màu sắc địa phương Nam Bộ. Nó có phần thiếu trau chuốt, uyển chuyển nhưng lại phù hợp với ngôn ngữ kể, rất tự nhiên, dễ đi vào quần chúng. Ngôn ngữ đa dạng, phù hợp với diễn biến trình tự tính cách nhân vật để xây dựng lên hình ảnh của Lục Vân Tiên, mang đặc trưng của vùng miền Nam Bộ: lời nói bộc trực, ngay thẳng, yêu ghét rõ ràng…

2. Sưu tầm lại một đoạn văn hoặc bài văn tự sự sử dụng hiệu quả yếu tố miêu tả nội tâm. Ghi lại những nhận xét của em về cái hay của đoạn văn/ bài văn đó.

Bài làm:

Sưu tầm: Trích Làng - Kim Lân.

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra… Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… ông lão nắm chặt hai tay lại và rít lên:

- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này! Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình nói không được đúng lắm.

Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng. Quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm điều nhục nhã ấy!… Nhưng sao lại nẩy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích thị là người làng không sai rồi. Không có lửa thì sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước… Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?… Chiều hôm ấy bà Hai về cũng có vẻ khác. Bà bước uể oải, cái mặt cúi xuống bần thần. Đôi quang thúng thõng thẹo trên hai mấu đòn gánh. Bà đi thẳng vào trong nhà lúi húi xếp hàng vào một xó, rồi lẳng lặng ra bậc cửa ngồi ôm má nghĩ ngợi. Trẻ con cũng không đứa nào dám vòi quà. Trong nhà có cái im lặng thật là khó chịu, không ai dám cất tiếng lên nói, cả đến nhìn nhau họ cũng không dám nhìn nhau nữa. Mãi khuya, bà Hai mới chống gối đứng dậy. Bà lẳng lặng xuống bếp châm lửa ngồi tính tiền hàng. Vẫn những tiền cua, tiền bún, tiền đỗ, tiền kẹo… Vẫn cái giọng rì rầm, rì rầm thường ngày.

=> Nhận xét:

Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả rất tinh tế, sâu sắc. Kim Lân đã miêu tả rất cụ thể các diễn biến nội tâm qua ngoại hình, ý nghĩ, hành vi của nhân vật ông Hai. Đặc biệt, nhà văn miêu tả tâm lí nhân vật không phải trong 1 khoảnh khắc mà là 1 quá trình diễn biến hợp lí qua các chặng. Nỗi bất hạnh lớn đổ xụp xuống đầu ông khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Ngữ văn 9 VNEN file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
Tham khảo thêm:
    CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
    Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
    Copyright © 2020 Tailieu.com