Logo

Soạn Văn 6 Bài: Ôn tập cuối học kì 1 Tập 1 - Chân Trời Sáng Tạo

Soạn Văn 6 Bài: Ôn tập cuối học kì 1 Tập 1 - Chân Trời Sáng Tạo. Hướng dẫn giải bài tập, câu hỏi trong sách giáo khoa (SGK) Ngữ Văn 6 chương trình mới. Hỗ trợ các em tiếp thu bài mới đạt hiệu quả nhất.
2.7
9 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn soạn bài: Ôn tập cuối học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Chân Trời Sáng Tạo được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Soạn bài Ôn tập cuối học kì 1 (Chân Trời Sáng Tạo)

Câu 1 (trang 131 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Đặc điểm

Truyền thuyết

Cổ tích

Giống nhau

- Đều có yếu tô tưởng tượng kì ảo

 - Có nhiều chi tiết giống nhau: sự ra đời thần kì, nhân vật chính có những tài năng phi thường...

Khác nhau

 - Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể.

 - Còn truyện cổ tích kể về cuộc đời của các loại nhân vật nhất định và thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.

Câu 2 (trang 131 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Cần Thơ gạo trắng nước trong

Ai đi đến đó lòng không muốn về

                                                    (Ca dao)

Câu 3 (trang 131 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Đặc điểm truyện đồng thoại:

- Là thể loại văn học dành cho thiếu nhi

- Nhân vật truyện đồng thoại thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân hoá.

- Chúng vừa phản ánh đặc điểm sinh hoạt của loài vật vừa thể hiện đặc điểm của con người.

Câu 4 (trang 13SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Đặc điểm c không phải là đặc điểm của thể loại hồi kí.

Câu 5 (trang 131 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Quy trình viết

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

- Nội dung: xác định đề tài, thu thập tư liệu

- Ý nghĩa: xác định đúng yêu cầu, mục đích của đề và chuẩn bị tư liệu cho bài viết.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

- Nội dung: tìm ý, ghi lại ý tưởng, nên miêu tả theo trình tự nào, lập dàn ý theo bố cụ ba phần

- Ý nghĩa: xác định được nội dung và bố cụ bài văn cần viết.

Bước 3: Viết bài

- Nội dung: Lần lượt viết theo bố cục ba phần, thân bài nên viết thành hai hoặc ba đoạn văn.

- Ý nghĩa: chú ý được cách trình bày khoa học và nội dung đầy đủ.

Bước 4: Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm

Câu 6 (trang 132 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

1 - a

2 – e

3 – d

4 – d

5 – c

6 – b

Câu 7 (trang 132 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Đặc điểm

Là đặc điểm nội dung

Là đặc điểm hình thức

Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc

x

 

Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành, được đánh dấu từ chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn.

 

x

Có một câu chủ đề (ở đầu hoặc cuối đoạn) nêu nội dung khái quát toàn đoạn.

 

x

Mở đoạn: giới thiệu chung về bài thơ

x

 

Thân đoạn: trình bày trọn vẹn cảm xúc của người viết về nội dung,nghệ thuật bài thơ và nêu dẫn chứng cụ thể

x

 

Kết đoạn: khẳng định lại cảm xúc về ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân.

x

 

Câu 8 (trang 133 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

- Giống nhau:

+ Hai dạng bài này đều trình bày lại các sự việc theo trình tự hợp lý.

+ Bài văn đảm bảo bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài

- Khác nhau:

+ Kiểu bài kể lại truyện cổ tích: người kể dùng ngôi thứ ba, trong truyện kể được các sự việc quan trọng, đặc biệt là yếu tố hoang đường, kì ảo.

+ Kiểu bài kể lại trải nghiệm bản thân: người kể dùng ngôi thứ nhất để kể, nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân. Kết hợp giữa kể và tả.

Câu 9 (trang 133 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Trước khi nói hoặc trình bày một vấn đề, ta cần xác định người nghe, mục đích nói, nội dung nói, thời gian, địa điểm nói.

Câu 10 (trang 134 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Câu 11 (trang 134 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

a. Từ đơn: đã, rồi, mà, cánh, chỉ, đến, giữa, lưng, hở, cả, hai, như, người, mặc, áo

b. Các từ ghép: Dế Choắt, thuốc phiện, thanh niên, mạng sườn, đôi càng, râu ria.

Các từ láy: lêu nghêu, ngắn ngủn, bè bè, nặng nề

Việc sử dụng các từ láy góp phần miêu tả rõ hơn đặc điểm ngoại hình của Dế Choắt.

c. Những trường hợp như râu ria, mặt mũi không phải từ láy mà là từ ghép, vì hai tiếng trong từ đều có nghĩa.

Câu 12 (trang 134 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

- Các thành phần chính trong câu thường được mở rộng bằng các cụm từ. Việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ giúp cho nghĩa của câu trở nên chi tiết, rõ ràng.

- Mở rộng các câu:

a. Trời mưa tầm tã

b. Những đợt gió mùa đông bắc thổi rất mạnh.

c. Nó đang đọc sách viết về thế giới loài chim

d. Mùa xuân ấm áp đã về.

Câu 13 (trang 134 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

- Để lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản, người viết hoặc nói cần:

+ Xác định nội dung cần diễn đạt

+ Huy động các từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa.

+ Chú ý kết hợp hài hoà giữa từ ngữ được lựa chọn với những từ ngữ được sử dụng trước và sau nó trong cùng một câu.

- Lựa chọn từ các câu

+ a. Các đội thổi cơm đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ nồng nhiệt của người xem.

+ b. Cô con gái út của phú ông đồng ý lấy Sọ Dừa.

+ c. Nhút nhát là nhược điểm vốn có của cậu ấy.

+ d. Ông đang miệt mài tạc một pho tượng bằng đá.

- Giải thích:

+ a. chọn từ “nồng nhiệt” thể hiện sự ủng hộ, động viên từ phía người khác dành cho mình.

+ b.  chọn từ “đồng ý” thể hiện sự bằng lòng của cô con gái út với lời hỏi cưới từ phía Sọ Dừa.

+ c. “nhược điểm” để chỉ những hạn chế vốn có ở con người, còn “khuyết điểm” là để chỉ những thiếu sót, hạn chế mình còn đang gặp phải.

+ d. chọn từ “tạc” khi sử dụng với chất liệu đá.

Câu 14 (trang 135 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời

Biện pháp tu từ

Ẩn dụ

Hoán dụ

Giống nhau

- Đều gọi tên sự vật hiện tượng khái niệm này bằng tên sự vật hiện tượng khái niệm khác.

- Về mặt hình thức hoán dụ giống ẩn dụ ở chỗ chỉ có một vế (vế biểu hiện), còn vế kia(vế được biểu hiện) bị che lấp đi.

Khác nhau

- Giữa 2 sự vật, hiện tượng trong phép ẩn dụ có quan hệ tương đồng. 

- Cụ thể là: tương đồng về hình thức, về cách thức, phẩm chất, về chuyển đổi cảm giác. Chức năng chủ yếu của ẩn dụ là biểu cảm. 

 

- Giữa 2 sự vật, hiện tượng trong phép hoán dụ có quan hệ gần gũi (tương cận).

 - Cụ thể là : Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể, lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật, lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. Chức năng chủ yếu của hoán dụ là nhận thức. 

Câu 15 (trang 135 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

a. Ẩn dụ hình ảnh mặt trời trong câu “Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng” là hình ảnh ẩn dụ cho đứa con.

b.  Ẩn dụ "lửa lựu": hình ảnh khóm lựu đầu tường đã trổ hoa rực rỡ như ngọn lửa

c. Hoán dụ: “đôi dép cũ” chỉ hình ảnh bác Hồ

Câu 16 (trang 135 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Tìm trạng ngữ trong đoạn văn:

Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam – trạng ngữ chỉ thời gian, xác định thời điểm diễn ra câu chuyện.

Để đánh giặc – trạng ngữ chỉ mục đích, chỉ mục đích và ý nghĩa của việc Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần.

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ soạn Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 bài Ôn tập cuối học kì 1 - sách Chân Trời Sáng Tạo chi tiết, đầy đủ nhất file tải PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
2.7
9 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com