Logo

Soạn văn 9 Ôn tập phần tập làm văn chi tiết nhất

Soạn văn 9 Ôn tập phần tập làm văn chi tiết nhất hướng dẫn trả lời các câu hỏi trang 206 SGK Ngữ văn 9 tập 1 giúp các em hiểu và tiếp thu bài giảng hiệu quả nhất
2.5
4 lượt đánh giá

Hướng dẫn soạn bài Ôn tập phần tập làm văn lớp 9 với gợi ý trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 206 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 được trình bày chi tiết, đầy đủ và dễ hiểu dưới đây sẽ giúp các em củng cố kiến thức, chuẩn bị tốt cho các bài kiểm tra và bài thi học kì.

Soạn Câu 1 trang 206 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1

- Những nội dung lớn:

+ Văn bản thuyết minh; kết hợp giữa thuyết minh với miêu tả, lập luận và một số biện pháp nghệ thuật.

+ Văn bản tự sự: Kết hợp tự sự với miêu tả và đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong tự sự; người kể và ngôi kể trong văn bản tự sự.

- Nội dung trọng tâm: Văn bản tự sự.

Soạn Câu 2 trang 206 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1

- Vai trò, vị trí, tác dụng của biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả: Vai trò thứ yếu, làm cụ thể, sinh động hơn cho bài văn thuyết minh.

- Ví dụ thuyết minh về ngôi chùa Cổ: Giải thích kết cấu, những đặc điểm kiến trúc, hoặc giải thích khái niệm nào đó trong quan niệm của nhà Phật thể hiện ở cấu trúc ngôi chùa. Miêu tả để người nghe hình dung ra dáng vẻ, màu sắc, không gian hình khối, cảnh vật chung quanh ngôi chùa.

Soạn Câu 3 sgk Ngữ Văn 9  trang 206 Tập 1

So sánh giữa văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự và văn bản miêu tả, tự sự:

- Giống nhau: Mục đích để hiểu rõ về đối tượng, đề tài.

- Khác nhau:

+ Thuyết minh phản ánh chính xác, khách quan, trung thành với đối tượng; hạn chế sử dụng yếu tố tưởng tượng, sử dụng nhiều đến số liệu, sử dụng miêu tả và tự sự với mục đích làm rõ vấn đề, đối tượng thuyết minh.

+ Miêu tả, tự sự: Có thể phát huy tính tưởng tượng, hư cấu, thường sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật. Chỉ đơn thuần là tả và kể.

Soạn Câu 4 sgk Văn lớp 9 Tập 1 trang 206

- Trong ngữ văn 9 có hai nội dung về văn bản tự sự:

+ Kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm, tự sự với lập luận.

+ Đối thoại và độc thoại nội tâm trong văn tự sự, người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong văn tự sự.

- Các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn tự sự: Miêu tả nội tâm diễn tả những suy nghĩ, tình cảm, diễn biến tâm trạng của nhân vật, làm cho nhân vật bộc lộ chiều sâu tư tưởng. Lập luận trong văn bản tự sự thường xuất hiện ở các cuộc đối thoại và độc thoại, làm cho câu chuyện thật hơn, sinh động hơn.

- Ví dụ đoạn văn tự sự:

+ Có yếu tố miêu tả nội tâm: Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. ... Hằng năm cứ vào cuối thu ... Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.

(Lí Lan, Cổng trường mở ra)

+ Có yếu tố nghị luận: Phải, người hoạ sĩ già vừa nói chuyện, tay vừa bất giác hí hoáy vào cuốn sổ tì lên đầu gối. Hơn bao nhiêu người khác, ông biết rất rõ sự bất lực của nghệ thuật, của hội hoạ trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời. [...] Thế nhưng, đối với chính nhà hoạ sĩ, vẽ bao giờ cũng là một việc khó, nặng nhọc, gian nan. ... Mặc dù vậy, ông đã chấp nhận sự thử thách.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

+ Có yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận: Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi trên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết ...Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

Soạn Câu 5 trang 206 Ngữ Văn 9

+ Đối thoại: Hình thức đối đáp trò truyện giữa hai hoặc nhiều người.

+ Độc thoại: Lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng.

+ Độc thoại nội tâm là độc thoại trong suy nghĩ, không nói ra lời.

→ Tạo không khí thực, đi vào nội tâm nhân vật, bộc lộ được tính cách và sự chuyển biến trong tâm lý nhân vật.

- Hình thức thể hiện:

+ Đối thoại: Các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp.

+ Độc thoại: Phía trước có gạch đầu dòng.

+ Độc thoại nội tâm: Phía trước không có gạch đầu dòng.

- Ví dụ:

“Có người hỏi:

- Sao bảo làng chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà? ...Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống, một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm điều nhục nhã ấy!”

(Kim Lân – trích Làng)

Soạn Câu 6 Ngữ Văn 9 Tập 1 trang 206

- Đoạn văn kể theo ngôi thứ nhất: Chiếc lược ngà, Tôi đi học,...→ Câu chuyện được dẫn dắt tự nhiên, linh hoạt, thể hiện rõ nét cảm xúc nhân vật.

- Đoạn văn kể theo ngôi thứ ba: Lặng lẽ Sa Pa, Chí Phèo, Tắt đèn...→ Mang tính khách quan, có thể kể 1 cách tự do, linh hoạt từ điểm nhìn nhân vật này sang điểm nhìn nhân vật khác.

CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download hướng dẫn soạn văn lớp 9 Ôn tập phần tập làm văn trang 206 SGK tập 1 file word, pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
2.5
4 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com